ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 48

Lớp trên mặt là đất sét hòa với bã lác, bã lác với các khoáng chất trầm

dưới nước, lâu ngày gây những phản ứng hóa học liên tiếp, những ngày quá
nóng bức, nước đọng bốc thành hơi để lại trên mặt đất chất phèn.

Cứ thế, năm này sang năm khác, lớp phèn càng dày, càng thấm sâu vào

lòng đất, khiến cho đất đai Đồng tháp mười không dung túng bất cứ loại
trồng trọt nào.

Dưới lớp đất sét lẫn lộn bã lác ấy, có một lớp đất sét trắng hơn và chắc

hơn.

c)– Ngoài đất sét và đất phèn, Định-Tường còn có đất cát, tạo những

cuộc đất cao ráo, thường gọi là « Giồng ».

Dài theo quốc lộ Tân-an, Mỹ-Tho, qua khỏi thị trấn Tân-hương vài cây

số du khách gặp hai bên đường những giồng cát cao, rộng, đồng bào ta
trồng thuốc, khoai mì, bắp, rau cải v.v…

Định-Tường có nhiều giồng như Giồng Cái-én, giồng Trau-Trảu, giồng

Lữ, giồng Thuộc nhiêu, giồng Tân hiệp v.v… Nổi danh nhất về phương
diện lịch-sử là Giồng Tháp, trung tâm kháng chiến của Thiên-hộ-Dương và
Ba giồng là nơi Đạo quân Đông sơn Đỗ thành Nhân tụ nghĩa năm 1776.

ĐẤT ĐAI

Về phần đất đai, Định-Tường có thể chia ra làm hai vùng :

a)– VÙNG ĐẤT CŨ : nằm trọn từ sông Cửu-Long đến con đường liên

tỉnh Saigon-Phong-Dinh (Cần-thơ) và từ ranh tỉnh Long-an đến ranh tỉnh
Kiến-Phong (Cao-Lãnh).

Vùng này, thảo mộc sum suê, tươi mát, nhứt là hai bên bờ sông Cửu-

long có nhiều kinh rạch, đất phù sa tương đối cao ráo, tạo thành một đường
viền dài theo sông cái.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.