ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 51

Tới Nam-Vang (kinh đô Cao-miên) dòng Cửu Long chia làm ba nhánh

:

a) Một chảy ngược vào Biển Hồ (Tonlésap) trên đất Cao-Miên.

b) và c) Hai nhánh kia : Tiền giang (Fleuve Antérieur) và Hậu giang

(Fleuve Postérieur hay Bassac) cả hai cùng chảy song song ra biển.

Chính vào lúc sông Tiền giang chia làm năm cửa để đổ ra Nam-Hải thì

khúc sông ấy chảy ngang địa hạt Định-Tường.

Nhánh chánh của sông Cửu Long vẫn ở phần đất Định-Tường rồi thì :

– Cửa thứ nhứt là sông Cổ Chiên tách ra để tưới mát Vĩnh Long.

– Ngay tầm cù lao Ngũ-hiệp, phát khởi cửa thứ nhì, là sông Hàm

luông, chảy ngang tỉnh Kiến-Hòa (Bến Tre).

– Cách đấy một khoảng, đối diện với miền đông cù lao Ngũ hiệp, cù

lao An-hóa chia sông Tiền giang làm hai nhánh ra tận biển Nam-hải, bên
hữu là sông Ba-lai, bên tả là Cửa Đại, tức là cửa chính của sông Cửu-Long.

– Bên tả Cửa Đại là cửa Tiểu tức là cửa thứ năm của sông Cửu-Long,

chảy ngang quận Hòa đồng và tỉnh Gò-Công.

Sông Tiền-giang, khi nhập vào địa phận Định-Tường thì quanh co hai

lượt, trước và sau Cái-bè, rồi sau khi uốn tròn mình trước tỉnh-lỵ Mỹ-tho,
lại chảy thẳng ra biển To Cửa Đại.

Khi chảy ngang Mỹ-tho chỗ phà Rạch Miễu, sông rộng ba cây số ngàn

và chiếc phà phải chạy vòng theo chữ S, trước đầu cù lao Rồng phía Mỹ-
Tho và hai cù lao nhỏ là cù lao Lân và cù lao Phụng ngang cầu Bắc Rạch
Miễu.

Lúc đổ ra biển, tại vàm Kỳ-hôn, sông Tiền giang rộng non năm cây số

ngàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.