ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 84

phục được anh em họ Châu nói riêng, áp đảo được các hào kiệt đương thời
nói chung.

Dũng cảm, thiện chiến, ông đến đâu đánh dẹp cũng đều lập chiến-công,

khiến quân địch khiếp nể oai phong. Nhưng vốn tính nóng nảy cang cường,
ông dễ sinh ngạo mạn, nên trong quân thường có điều xích mích với anh
em. Nhất là đối với Võ-Tánh cũng là người nóng nảy chẳng kém gì ông, và
tài-năng cũng tương đương, khiến cả hai gây lắm chuyện bất hòa, hục hặc
với nhau mãi. Hơn nữa, Võ-Tánh cưới công chúa Ngọc-Du, nghiễm nhiên
là em rể của chúa Nguyễn-Ánh, điều ấy càng khiến ông với Võ-Tánh khó
nổi thân cận nhau. Chẳng những các tướng biết việc ấy, mà Nguyễn-Vương
cũng nghe nói đến, hằng có lời khuyên bảo cả hai nên vì đại cuộc xóa bỏ
hiềm riêng. Rồi xem ra cả hai vẫn chẳng thông cảm với nhau, Nguyễn
Vương khéo léo xếp đặt không để ông và Võ-Tánh đứng chung trong một
trận tuyến nào. Và đặc biệt, Nguyễn-Vương vẫn mến ông hơn, không vì lẽ
Võ-Tánh là em rễ mà binh Võ-Tánh bỏ ông bao giờ.

Giáp Thìn 1784, Nguyễn-Vương chạy sang Xiêm, ngụ ở Vọng Các.

Trong đám tòng thần, có ông theo bảo vệ. Gặp lúc quân Miến điện xâm
phạm bờ cõi Xiêm, ông cùng với Nguyễn-văn-Thành vâng mạng đem quân
bản bộ trợ lực đánh đuổi.

Đinh Tị 1787, ông cùng các tướng khắc phục thành Gia-Định, trong

cơn khói lửa ông đã thúc ngựa xung phong cực kỳ oanh liệt, chiếm lấy công
đầu. Nguyễn Vương khen ngợi, phong ông làm Bình tây Đô đốc Chưởng
tiền quân, tước Quận-Công.

Đến năm Canh Tuất 1790, ông hăm hở lãnh binh đi đánh ở Phan-Rang,

Võ-Tánh can khéo :

– Tướng quân đi chuyến này đem theo bao nhiêu quân sĩ ?

Vốn đã không hợp với Võ-Tánh, nghe hỏi như thế, ông cau mày :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.