nay. Môn sinh rất đông, cả nam lẫn nữ và bà làm trưởng môn. Ít lâu sau
ngày Tây Sơn khởi nghĩa, bà dẫn cả đoàn võ sinh đến tòng quân, theo
Nguyễn Huệ đánh Đông dẹp Bắc, sự nghiệp lừng lẫy. Ở bên Phú An nay
còn một đám đất gọi là Trường Võ, đó là nơi bà mở trường dạy võ nghệ
cho các nghĩa sĩ trong quân đội Tây Sơn
Ngoài tài năng võ nghệ, cầm binh, huấn luyện voi rừng (nghe đâu dãy gò
Dinh, sông Côn là bãi tập voi của bà) …bà còn giỏi cả việc khai hoang,
làm thủy lợi như biến lòng một con suối khô, chỉ toàn là cát đá thành vùng
đất màu mỡ “nhất đẳng điền” tên là ruộng Trại, rộng hơn hai chục héc-ta
để lấy lúa nuôi quân…
…Chúng tôi đi thêm một quãng đường làng, rẽ vào một xóm nhỏ gồm ba
bốn túp nhà xúm xít trên một khu đất chật chội, dừng lại trước một căn nhà
hoang vắng .
…Đó là một căn nhà nhỏ, quá nhỏ đến không ngờ, nhà rường ba gian
nhưng tất cả chỉ rộng độ 5 mét, nên 2 gian bên bị ép lại thành hai cái chái
chật chội chỉ vừa đủ đặt một chiếc chõng đơn cho một người nằm…Đồ đạc
không còn lại gì, ngoài một chiếc tủ gỗ mộc, phía dưới có những ngăn kéo,
hình như xưa dùng để đựng quầm áo.Tất cả chỉ có thế, từ thế kỷ mười tám
cho đến bây giờ !…
V.Lời kết :
Nam nhi bất hướng sa trường tử,
Cao ca nhất khúc khán Thị Xuân.
(Làm trai mà không dám hướng đến sa trường để xả thân,
Hát lớn một khúc ca mà xem gương Bùi Thị Xuân).
(Bùi Phu nhân ca- Nguyễn Trọng Trì)