6. THOA XUYẾN KIM tượng nạp âm của Canh Tuất. Tân Hợi là bảo vật
để điểm trang cho mặt thêm đẹp, thêm xinh, đem hồng quang cho da dẻ. Nó
được cất dấu nơi khuê cát nên cần tĩnh thủy nước trong u tích để trau chuốt
như loại nước khe suối giếng khơi tốt nhất, nếu bị nước mưa nguồn nước
biến sẽ làm nó yểu chiết bần hàn chìm rơi mất tích, bị hỏa liệt sẽ tàn
thương.
7. TANG ĐỐ MỘC tượng nạp âm của Nhâm Tí. Quý Sửu là cây dâu nuôi
dưỡng loài tằm cho tằm nhả tơ óng chuốt để may quần áo dân gian thánh
hiền. Nó cần sa trung thổ mà xanh tốt, ưa thiên hà thuỷ đem mưa ngọt,
sương trong thấm nhuần gốc rễ, các loại thổ và thủy khác giảm hiệu lực đi
nhiều
8. TÙNG BÁCH MỘC tượng nạp âm của Canh Dần, Tân Mão. Cây tùng
cây bách chịu đựng được tuyết sương giá lạnh, cao vòi vọi cành lá rộng mở
che đất, gió thổi nghe rì rào như muôn ngàn ống sáo. Nó ưa đất vùng núi vũ
lộ thủy và đại khê thủy. Tùng bách mộc rất sợ lư trung hỏa đốt cháy nó.
Thiếu thủy nó sẽ yểu chiết .
9. ĐẠI LÂM MỘC tượng nạp âm của Mậu Thìn Kỷ Tị. Cây lớn trong
rừng ngọn lên đến từng mây, lá che cả ánh mặt trời. Nó cần thổ nhiều và ưa
kiếm phong kim cưa xẻ, đẽo gọt thành dụng cụ. Nó cần lửa thái dương nuôi
nấng. Nó cần thủy nhưng nếu gặp đại khê thủy hay đại hải thủy sẽ bị úng
rễ mà chết yểu
10. DƯƠNG LIỄU MỘC tượng nạp âm của Nhâm Ngọ, Quý Mùi là loại
cây yếu đuối lả lướt trước gió như cây liễu bên đê. Nó cần sa trung tho, nếu
gặp đại dịch thổ thì khó sống mà gặp lộ bàng thổ tất mất vẻ cao sang. Nước
nuôi dưỡng nó phải là thứ nước tòan trung thủy, nhẹ nhàng thấm xuống như
nước suối
11. THẠCH LỰU MỘC tượng nạp âm của Canh Thân, Tân Đậu, vị nó cay
như gừng, hoa đỏ chót, trái đầy những hạt tượng trưng cho đa tử (lắm con).
Nó chính là cây thạch lựu, can chi thuần kim mà nạp âm lại thành mộc ấy
bởi tại nó là mộc biến ra vậy. Cho nên thạch lựu mộc ưa thổ đã thành khí
như thành đầu thổ hay ốc thương thổ