25. TÍCH LỊCH HỎA tượng nạp âm của Mậu Tí Kỷ Sửu đó là lửa hiệu
lệnh của chín tầng trời chớp nhoáng như con kim sà nhanh như ngựa sắt phi
bôn. Tích lịch hỏa là sấm sét cho nên cần thiên hà thủy. Tích lịch hỏa có
khả năng dưỡng mộc (theo khoa học bây giờ sấm sét làm chất cho azote
thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ, nhờ vậy cao mới đủ chất bổ dưỡng)
26. LƯ TRUNG HỎA tượng nạp âm của Bính Dần Đinh Mão. Sách có câu
trời đất là cái lò, âm dương là than. Lư trung hỏa để nung nấu càn khôn rất
ưa mộc sinh hỏa và lấy kim làm chỗ ứng dụng, có kim thì hỏa mới tỏ uy
quyền, nhưng nếu vô mộc mà gặp kim đa tất hỏa lao khổ
27. PHÚ ĐĂNG HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn At Tị là ánh lửa đèn
đựng trong kim khí để tỏa chiếu ngọc quang vào những nơi mà nhật nguyệt
không soi vào, để làm sáng lúc trời đất chưa sáng. Thường gọi là nhân gian
dạ minh chi hỏa, lấy mộc làm tâm, lấy thủy làm dầu gặp âm thì tốt, gặp
dương bất lợi, rất sợ xung phá vì xung phá là gió táp thổi tắt ngọn đèn.
Thủy của phú đăng hỏa là thứ thủy đào lên chứ chẳng phải đại khê hay đại
hải thủy hoặc thiên hà thủy .
28. THIÊN THƯỢNG HỎA tượng nạp âm của Mậu Ngọ Kỷ Mùi là thứ
hỏa ấm áp khiến song núi sáng sủa bởi dương đức lệ thiên chiếu xuống và
âm đức xuất hải sáng ra. Thiên thượng hỏa cầu phong và mộc nhất là đại
lâm mộc.
29. SƠN ĐẦU HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn Tuất At Hợi là thứ lửa
khai hoang hay lửa rừng đốt cháy thành biển lửa thiêu rụi cỏ cây một vùng.
Tại sao gọi là sơn đầu hỏa ? Vì sắc của nó đỏ rực chan hòa như lúc mặt trời
lặn, còn đang lấp ló đầu ngọn núi. Thiêu xong sơn đầu hỏa cần thủy để đất
khỏi khô, hỏa này phải nhờ mộc đa mới cháy nếu chỉ có thổ không thì sơn
đầu hỏa thành vô dụng
30. SƠN HẠ HỎA tượng nạp âm của Bính Thân Đinh Dậu là thứ hỏa lập
lòe của đom đóm cho nên /Lan đài diện tuyển/ có đưa ra cách gọi là hùynh
hỏa chiếu mộc, gặp mùa thu càng quí. Sơn hạ hỏa hỉ thủy để nhớ thủy
phản chiếu hào quang, nhưng rất sợ gặp tích lịch hỏa làm tiêu diệt ánh sáng
của nó