ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 11

LỜI TỰA

Hơn một trăm năm trước, nhà sử học người Scotland, Thomas Carlyle ,

đã gọi kinh tế học là môn “khoa học buồn tẻ” bởi vì dường như các khái
niệm, lý thuyết kinh tế có vẻ tẻ nhạt, không mấy hấp dẫn, khó hiểu, mập
mờ và chỉ toàn những điệp khúc “một mặt,... nhưng mặt khác thì...”. Trong
bài phát biểu của mình, Tổng thống Harry Truman từng khẳng định, để
tránh sự mơ hồ đó, ông muốn có “các nhà kinh tế học dứt khoát”. Tuy
nhiên, Carlyle muốn nói đến một điều hoàn toàn khác. Đó là sự khan hiếm
xảy ra trong mọi lĩnh vực khiến chúng ta phải lựa chọn giữa những nhu cầu
cấp bách cần được đáp ứng, giữa thế mắc kẹt của ngày hôm nay với thế
mắc kẹt của ngày mai và giữa các giá trị và mục tiêu đầy mâu thuẫn với
nhau. Trên hết, con người Scotland khắc khổ này khẳng định mọi thứ đều
có giá của nó và người ta không thể tạo ra bất cứ thứ gì nếu không phải làm
việc và hy sinh.

Chắc hẳn, nhiều người thuần túy hiểu theo nghĩa đen, kinh tế học và các

nhà kinh tế là buồn tẻ, là cực kỳ nhạt nhẽo. Có một định nghĩa đã khẳng
định “Nhà kinh tế là người giỏi về con số nhưng không có những phẩm
chất của người kế toán.” Hình ảnh mờ nhạt của các nhà kinh tế học phần
lớn là do cách viết của họ không rõ ràng. Họ sử dụng những biểu đồ rối
rắm và áp dụng thái quá các công thức toán học. Hơn thế, họ còn rất hiếm
khi chịu thừa nhận những gì mình không biết.

Tại sao kinh tế học lại trở thành câu chuyện hài hước và tại sao các sinh

viên thường cảm thấy chán nản, buồn tẻ khi phải học môn kinh tế học? Tôi
cho rằng, lý do ở đây là vì các nhà kinh tế thường không có tài viết lôi cuốn
và hầu hết các sách về kinh tế học đều dựa quá nhiều vào phương pháp đại
số và những đồ thị phức tạp. Một lý do nữa là chỉ có rất ít nhà kinh tế học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.