om. Rồi sau cuộc chuyện trò tốt đẹp này, bạn sẽ quyết định liệu có nên bấm
nút gọi cứu trợ trên chiếc vòng đeo chìa khóa của bạn hay không. Tất
nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Bạn liếc nhanh qua vai mình. Bạn cần
những thông tin nào trong trường hợp này? Giới tính? Sắc tộc? Tuổi tác?
Chiếc cặp? Quần áo?
Xét từ lập trường chính sách xã hội, tất cả những thông tin trên là một
cách đánh lạc hướng. Câu hỏi quan trọng ở đây là: Chúng ta có sẵn sàng tấn
công liên tục những cá nhân thuộc nhóm sắc tộc hay chủng tộc chiếm đa số
nhưng có hành vi sai nhiều hơn không? Hầu hết mọi người sẽ là trả lời là
không. Chúng ta đã xây dựng nên một xã hội coi trọng các quyền tự do cơ
bản của công dân cho dù chúng ta phải trả giá bằng trật tự xã hội. Những
người phải phán xét qua sắc tộc dường như luôn bị lôi kéo vào một vấn đề
bế tắc là đó có phải là nhiệm vụ của một người giám sát tốt không. Điều đó
không quan trọng. Nếu kinh tế học dạy chúng ta phải cân nhắc giữa chi phí
và lợi ích. Chi phí làm phiền 10, 20 hay 100 người tôn trọng luật pháp để
bắt thêm một kẻ buôn bán ma túy là không đáng. Nhưng điều đó có thể
thay đổi khi có một cuộc tấn công khủng bố khác xảy ra ở Mỹ không? Thật
đáng buồn là có.
Theo lý thuyết kinh tế học đại cương, tất cả các bên đều có “thông tin
hoàn hảo”. Các biểu đồ đều rõ ràng và dễ hiểu; cả người tiêu dùng và người
sản xuất đều biết những gì mà họ muốn biết. Nhưng thực tế diễn ra bên
ngoài học thuyết Econ 101 thú vị hơn nhiều và cũng lộn xộn hơn nhiều.
Một viên cảnh sát tuần tra lái một chiếc xe bị vỡ đèn hậu trên con đường
cao tốc Florida vắng vẻ về phía đường 1990 Grand Am không có thông tin
hoàn hảo. Một gia đình mới không tìm được sự an toàn nơi một bà vú đáng
tin cậy và một công ty bảo hiểm cũng không tìm được cách bảo vệ mình
khỏi các chi phí bất thường của căn bệnh HIV/AIDS. Thông tin có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Các nhà kinh tế học nghiên cứu những gì chúng ta làm
khi có thông tin, và đôi khi quan trọng hơn, họ nghiên cứu cả những gì
chúng ta làm khi không có thông tin.