CHƯƠNG 8. SỨC MẠNH CỦA LỢI ÍCH
CÓ TỔ CHỨC
Những điều kinh tế học cho chúng ta biết về chính trị
Vài năm trước, tôi đi nghỉ cùng một nhóm bạn. Là viện sĩ hàn lâm duy
nhất trong nhóm, tôi trở thành đối tượng của sự tò mò thoáng qua. Khi tôi
kể tôi đang nghiên cứu chính sách công, một trong những người đồng hành
của tôi hỏi đầy hoài nghi: “Nếu người ta nghiên cứu nhiều về chính sách
công, thì tại sao mọi thứ vẫn lộn xộn?” Câu hỏi đó thật quá ngớ ngẩn, nó
giống như câu hỏi: “Nếu chúng ta nghiên cứu nhiều về y học, tại sao người
ta vẫn chết?” Nếu suy nghĩ kỹ, người ta hoàn toàn có thể đưa ra lời đối đáp
thông minh trong những trường hợp như trên (Lúc đó, tôi chỉ nói lầm bầm
điều gì đó như “Ừm, vấn đề này quả là phức tạp”). Lẽ ra, tôi nên nói, trong
lĩnh vực chính sách công, cũng như trong y học, chúng ta đã đạt được một
số thành tựu khá lớn: Ngày càng có nhiều người Mỹ khỏe mạnh hơn, giàu
có hơn, được giáo dục tốt hơn và ít bị tác động hơn trước những đợt suy
thoái kinh tế hay phá sản so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Tuy nhiên, nhiều năm sau, tôi vẫn băn khoăn với câu hỏi này, chủ yếu
bởi vì nó gợi ra một điểm rất quan trọng: Ngay cả khi các nhà kinh tế đạt
được sự nhất trí về những chính sách có thể giúp chúng ta giàu có hơn,
những chính sách này vẫn bị phe chính trị đối lập chặn đứng. Thương mại
quốc tế là một ví dụ hoàn hảo. Tôi chưa từng biết bất kỳ nhà kinh tế học
chính thống nào tin tưởng có sự khác biệt về tầm quan trọng của thương
mại quốc tế đối với hạnh phúc của người dân ở những nước giàu và những
nước nghèo. Chỉ có duy nhất một vấn đề nho nhỏ: những cuộc biểu tình
trên đường phố. Thậm chí trước khi phong trào chống toàn cầu hóa diễn ra