ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 3

LỜI TỰA

H

ội An là trường hợp đặc biệt và cho đến nay chưa diễn ra lần thứ hai

trong lịch sử Việt Nam. Hơn 500 năm trước đây, Hội An được ghi nhận là
thương cảng của người Chămpa với những địa danh Đại Chiêm Hải Khẩu,
Chiêm Bất Lao, cửa Đại Chiêm... Và trước đó, từ những đồng tiền Ngũ Thù,
Vương Mãng thời tiền Hán được tìm thấy tại các di chỉ tại Cù Lao Chàm,
Cẩm Hà trong các mộ chum Sa Huỳnh... nơi đây được đoán định là điểm
giao thương quốc tế của cư dân thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh cách đây hơn
2.000 năm, cùng thời với Văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn ở phía Bắc và Óc
Eo ở phía Nam...

Xuất phát từ sự bức ép trong cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn vào những

năm thế kỷ XVII, Nguyễn Hoàng mang binh, gia quyến thuộc vượt qua dãy
Hoành Sơn vào Nam, chọn Hội An làm cửa ngõ thông thương ra phía ngoài.
So với thương cảng Phố Hiến (Đàng Ngoài) cùng thời, cùng giữ vai trò, Hội
An (Đàng Trong) tuy thành hình muộn hơn, nhưng lại nổi bật và thành công
hơn rất nhiều. Sự lấn át của Hội An bộc lộ đến độ, ghi lại trong cuốn Phủ
biên tạp lục (1776), nhà bác học Lê Quý Đôn miêu tả: “Thuyền từ Sơn Nam
(Đàng Ngoài) về chỉ mua được một thứ củ nâu; thuyền từ Thuận Hóa (Phú
Xuân) về thì cũng chỉ có một thứ là hồ tiêu. Còn từ Quảng Nam (tức Hội
An) thì hàng hóa không thứ gì không có”.

Trong thời thịnh vượng, Hội An không chỉ là nơi làm ra kho vàng lẫn bạc

dồi dào cho 9 đời Chúa, cùng 13 đời vua Nguyễn giành lợi thế trước đối
phương, mà từ đây những cuộc thử nghiệm kinh tế đã được áp dụng thành
công đến nỗi vài trăm năm sau, hậu thế cũng chưa nơi nào sánh được. Ví dụ,
lần đầu trong lịch sử (và có lẽ đến hôm nay), Chúa Nguyễn đã dám cắt đặt
một thương gia Nhật làm thị trưởng thương cảng Hội An để điều hành công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.