LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Đêm rằm Phố cổ
Đ
ây là sáng kiến và sinh hoạt văn hóa độc nhất vô nhị tại Việt Nam hiện
nay, nhưng lại có liên quan đến ước muốn của Kiến trúc sư người Ba Lan -
Kazimierz Kwiatkowski - người có công “phát hiện” giá trị hiếm có của Hội
An. Ngày còn tại thế, trong một đêm rằm mùa Thu, Kazik đã từng ước ao,
nếu những ánh đèn điện nê-ông kia biến mất thì sẽ được sống trong một đô
thị của thế kỷ XVII. Từ “gợi ý” đó, năm 1998, chính quyền Hội An đã có
sáng kiến tổ chức Lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng
tháng.
Trong lễ hội, thời gian từ 17 giờ đến 22 giờ, tất cả nhà dân, hàng quán,
hiệu ăn trong phạm vi phố cổ đều tắt đèn điện để không gian đô thị chìm
trong ánh sáng hư ảo của trăng rằm và đèn lồng. Các dãy phố hoàn toàn chỉ
dành cho du khách tản bộ. Người dân phục trang trong những bộ áo quần
thường dùng trong những thế kỷ trước. Các điểm di tích và trên sông Hoài
chảy ngang qua phố đều tổ chức các hoạt động ca nhạc cổ truyền, trò chơi
dân gian, thi đấu cờ tướng, đánh bài chòi. Du khách đến Hội An trong dịp
này sẽ có dịp may được sống hoàn toàn trong không gian của một đô thị từ
những thế kỷ trước. Trong các dịp Trung thu, Tết Dương lịch hoặc các ngày
lễ lớn trùng hợp đêm rằm thì các hoạt động văn hóa sẽ phong phú hơn với
những vũ hội hóa trang cùng với du khách, vịnh thơ Đường, thả đăng trên
sông, múa lân...
Đặc biệt phong phú và có vai trò quan trọng đối với đời sống cộng đồng
dân cư Hội An là các lễ hội nước. Nổi bật nhất là các lễ hội Long Chu, tế cá