ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 28

khác nhau. Nhưng độc đáo nhất có lẽ là hai tượng hộ pháp tại chùa Nhạn
Sơn, tỉnh Bình Định. Hai pho tượng nay đã được sơn vẽ lại cho giống thần
Việt, nhưng nhận định của các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm tại Bình Định
đó là hai pho tượng được tạc bằng đá sa thạch, một loại nguyên liệu đặc
trưng trong điêu khắc tượng thần của người Chăm. Về trang phục cả hai
tượng đều mặc sampot, tóc búi cao xung quanh là những sợi dây buộc chéo,
trâm cài phía sau, đầu đội mũ có rìu xéo... Cả hai pho tượng đều có miệng
lớn, mũi bành rộng lưng gãy, ngực hơi ưỡn... Nhưng giờ đây y phục của hai
pho tượng đều đã được Việt hóa. Hai vị được mặc áo đại bào, đầu đội mũ
đằng cho giống với các tượng thần trong chùa Việt. Từ chùa Nhạn Sơn đến
gò Tam Tháp khoảng vài trăm mét. Nơi đây có phế tích tháp Chàm quy mô
khá lớn, có thể đoán định rằng hai tượng Môn thần vốn là những tác phẩm
điêu khắc trong quần thể kiến trúc tháp. Năm tháng trôi qua, tháp sập đổ,
tượng đá bị vùi cho đến ngày những người dân Việt tìm thấy. Họ đưa về
chùa thờ phụng và trở thành những biểu tượng thần người Việt.

Sự tương đồng về tập quán thờ thần cùng đặc tính dễ thích nghi, giỏi tiếp

biến của người Việt, từ Môn thần trong tín ngưỡng của người Chăm, người
Hoa và hộ pháp của người Việt, đến cặp mắt trên cửa chính nhà thay cho hai
vị thần giữ cửa Thần Đồ, Uất Luỹ không xa nhau là bao. Đặc biệt Hội An là
vùng đất trong quá khứ đã từng có sự cộng cư của bốn dân tộc Chăm, Việt
Hoa, Nhật.

Tuy vậy, là một biểu tượng của quan niệm Vạn vật hữu linh hay chi tiết

kiến trúc thì đôi mắt cửa từ lâu đã là một thực thể không thể tách rời khỏi
đời sống văn hóa tâm linh của người Hội An. Đây cũng chính là cách con
người giao hòa với thiên nhiên, từ đó làm ra chiều sâu của một di sản văn
hóa nhân loại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.