ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 26

trụ, chuyển hóa của âm dương, ngũ hành. Ngoài ra khá nhiều hình tượng
khác như con dơi, âm dương, bát bửu, tứ quý (mai, lan, cúc, trúc...), tứ dân
(ngư, tiều, canh, mục) cũng được sử dụng bổ khuyết chung quanh các biểu
tượng trang trí chính của ngôi nhà.

Cặp mắt cửa trước những ngôi nhà Hội An có cơ sở từ văn hoá, tập quán,

tín ngưỡng người Chăm, Việt, Hoa, Nhật – những dân tộc từng sinh sống,
dựng phố lập phường trên vùng đất này. Tuy vậy, cho đến nay hầu như chưa
có công trình khảo cứu nào đủ cơ sở khẳng định đầy đủ ý nghĩa của nó trong
đời sống văn hoá tâm linh của người dân Hội An nói riêng và người Việt nói
chung...

Từ ngày Kiến trúc sư người Ba Lan, Kazimierz Kwiatkowski (tên thân

mật là Kazik) “phát hiện” ra một Hội An lịch sử cách đây hơn 20 năm, giới
nghiên cứu văn hoá đã chú ý đến hiện tượng đặc biệt này trong hàng ngàn
chi tiết kiến trúc, trên hầu hết các ngôi nhà cổ. Chưa có một lý giải nào
chính đáng, thuyết phục về biểu tượng mang tính trang trí này. Nhiều người
cho rằng đó là “hóa thân của tâm hồn người Hội An”; hay đó là hình tượng
linh thiêng ảnh hưởng triết lý phương Đông, hoặc văn minh Ấn Độ giáo...
Trong bài viết Mắt cửa – Biểu trưng của hồn phố Hội An, tác giả Trần Ánh -
một trong những cán bộ nghiên cứu lâu năm về văn hoá Hội An nhận định,
có lẽ ban đầu nó chỉ là hai chốt gỗ mang công năng kiến trúc là chính, sau
này chủ nhà khoác lên mình chúng những ý nghĩa tâm linh hay thậm chí
mang màu sắc tín ngưỡng hàm chứa những sự tồn vong, suy thịnh của gia
chủ; là nhãn quan thấu hiểu, thấu nhìn mọi suy nghĩ, hành vi của các thành
viên gia đình trong quan hệ nội bộ...

Trong cuốn Cư dân Faifo - Hội An trong lịch sử của Nguyễn Chí Trung

xuất bản tháng 12/2005, phần viết về nhà phố Hội An cũng có đoạn: “Lý
giải về nguồn gốc của mắt cửa (Hội An) chắc hẳn còn phải tiếp tục nghiên
cứu vì như chúng ta nhận thấy tất cả các ghe, thuyền trên sông, biển Hội An
và nhiều tỉnh khác ở phía Nam Việt Nam đều có hình tượng đôi mắt”.

Trong thực tế, hiện tượng thờ phụng, phong thần vật sử dụng lâu năm, hay

kính ngưỡng hiện tượng thiên nhiên, thảo mộc, sông núi gần gũi trong đời
sống hàng ngày, hoặc có ý nghĩa liên quan đến sự tồn vong, vận mạng cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.