nhân, dòng tộc, thậm chí cả cộng đồng người, không lạ trong đời sống sinh
hoạt của các dân tộc sống trong khu vực Đông Nam Á và thổ dân ở nhiều
châu lục khác.
Tập quán này xuất phát từ thuyết “vạn vật hữu linh” của người dân Châu
Á. Quan niệm này cho rằng, vạn vật đều có linh hồn. Từ thời nguyên thủy,
thậm chí cho đến cuộc sống hiện đại ngày nay, thường ở khu vực nông thôn,
miền núi đa phần người dân vẫn nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên
không giải thích được, đều ẩn giấu một vị thần. Vị thần đó quyết định sự vận
hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con người.
“Vạn vật hữu linh” còn dễ nhận thấy trên chiếc ghe bầu Quảng Nam - một
sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam trong quá khứ. Đây là loại thuyền
mà mũi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, nên thuyền có khả
năng đi xa, dài ngày trên biển. Đặc biệt nhất là các thuyền đều có đôi mắt
trước tròn, đuôi mắt dài nhọn... Chính nhờ loại ghe bầu này mà người dân
Xứ Quảng buôn bán khắp nước, hoặc có thể vươn ra khơi xa để đánh bắt cá,
đặc biệt là việc tổ chức đội lính Hoàng Sa có thể dùng thuyền ra đóng đồn,
canh phòng đảo cách xa đất liền hàng trăm hải lý. Và đôi mắt cửa trên mỗi
ngôi nhà Hội An cũng nằm trong hệ thống quan niệm này.
Người Hội An còn giải thích đó là những con mắt của tướng Uất Lũy, tục
gọi là Thần giữ cửa, có liên quan đến tín ngưỡng của người Hoa. Theo sách
Trung Hoa cho biết, vào thời cổ đại (thời Hoàng Đế), trên núi Độ Sóc ở biển
Đông, có một cây đào thần kỳ, thân và gốc lớn tới ba dặm; tại gốc đào
khổng lồ ấy có hai vị thần tên gọi Thần Đồ và Uất Lũy chuyên cai quản lũ
quỷ dữ; con quỷ nào ác độc đều bị hai vị thần trói bằng thừng, bện bằng cây
sậy, đem cho hổ ăn. Do đó, Hoàng Đế đã sai người lấy gỗ đào tạc hình Thần
Đồ, Uất Lũy và con hổ, lại gài cả thừng bằng sậy vào đó, rồi để bên cửa để
trừ tà đuổi quỷ, tục gọi là Môn thần. Với người Việt, hai ông thiện, ác
thường thấy ở các đình chùa, miếu mạo cũng là những vị thần giữ cửa.
Trong tín ngưỡng người Chămpa cũng có Môn thần, gọi là Dvarapalla.
Môn thần với ý nghĩa là người bảo vệ cho Đạo pháp, bao giờ cũng đứng ở
cửa của một công trình kiến trúc tôn giáo. Dọc dài mảnh đất miền Trung,
nay vẫn còn lại nhiều tượng Môn thần trong các đền tháp với những niên đại