niêu đất thời Văn hoá Sa Huỳnh phát hiện trong một lần đào giếng... mỗi cổ
vật với ông đều có một lịch sử và ghi đậm dấu ấn kỉ niệm trong từng quãng
đời của người sưu tập cổ vật.
Có những chuyện nghe như huyền thoại. Chẳng hạn câu chuyện về đôi
cóc mộ táng Chămpa. Ông kể cách đây hơn 10 năm, một người quen biết
ông có cái thú cổ ngoạn đã mang đến tặng ông một con cóc gốm do tình cờ
đào được trong lần bốc một ngôi mộ cổ. Cầm con cóc ông nghĩ bụng đã là tự
nhiên thì phải có đực có cái, có âm, có dương, biết đâu có ngày con cái (hay
con đực) sẽ tìm về để tụ đôi (?). Như một sự tất nhiên, một cách tình cờ, một
ngày có chú bé đã mang đến bán cho ông một con cóc khác tìm được trong
phố cổ.
Như vậy, sau bao nhiêu năm chờ đợi, đôi cóc đã đủ cặp. Huyền thoại về
đôi cóc có thể có, mà cũng có thể không, nhưng chính nhờ những yếu tố tâm
linh đó mà không ít món cổ vật của gia tộc còn ở lại cho đến hôm nay, dù có
những lời đề nghị từ nước ngoài mua lại với giá rất cao.
Nhưng để trở thành một bảo tàng, hiện gia tộc họ Diệp không phải không
gặp những khó khăn lớn. Ông Thái Tế Thông cho biết, diện tích và cấu trúc
ngôi nhà thờ có thời gian sử dụng hơn trăm năm, hiện nay không đủ khả
năng trưng bày và tiếp đón khách tham quan thường xuyên hoặc số lượng
lớn. Hơn nữa việc thống kê, hệ thống, diễn giải hiện vật đòi hỏi phải có sự
giúp đỡ của những chuyên gia, chưa kể đến việc bảo vệ hiện vật sẽ rất khó
khăn khi đưa ra trưng bày... Hàng loạt vấn đề đặt ra và khả năng sẽ khó lòng
giải quyết được, nếu không có một sự hỗ trợ kỹ thuật nào đó về phía Nhà
nước.