ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 50

NHÀ THỜ TỘC

T

heo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Nhà thờ tộc là dạng kiến trúc phổ

biến chỉ có một căn nhà chính có mặt bằng hình chữ nhật với ba hoặc năm
gian. Nhà được tạo bởi bộ khung gỗ kết cấu theo lối nhà rường.

Niên đại xây dựng của loại hình di tích này ở Hội An phần lớn đều khởi

dựng khoảng giữa thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX. Thống kê hiện nay
Hội An có 38 nhà thờ tộc có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến
trúc và đây cũng là nơi giữ gìn nền tảng giá trị đạo đức của người Hội An
qua các sinh hoạt tộc họ thường xuyên được tổ chức. Trong số các nhà thờ
tộc, một số nhà thờ mang tính chất điển hình như:

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường
Ngôi nhà của những văn nhân Tự lực văn đoàn (8/2 đường Nguyễn Thị

Minh Khai).

Nguyễn Tường vốn là một gia tộc lừng lẫy trong lịch sử khoa bảng, đồng

thời góp phần khai phóng không nhỏ trong lịch sử văn học Việt Nam. Ngôi
nhà thờ mang phong cách thuần Việt với toàn bộ kiến trúc gỗ trong nhà đều
do bàn tay tài hoa của người thợ mộc Kim Bồng kiến tạo.

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, thờ gia tộc của nhóm Tự lực văn đoàn ở phố

cổ Hội An (Quảng Nam), hiện lưu giữ các tác phẩm hiếm, quý của các nhà
văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam và nhiều đồ cổ, sắc phong vua ban.
Nhà thờ tọa lạc tại địa chỉ 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, gần Chùa Cầu,
với kiến trúc cổ kính, uy nghi được mở cửa đón khách tham quan vào tháng
7.2013. Tiền nhân khởi dựng ngôi nhà vào năm 1806 là cụ Nguyễn Tường
Vân (1774 - 1822). Năm Minh Mạng thứ 1 (1820), cụ được thăng chức Binh
Bộ Thượng Thư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.