ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 56

HỘI QUÁN

Đ

ộc đáo nhất trong văn hóa kiến trúc, tín ngưỡng của Hội An là hệ

thống hội quán của cộng đồng người Hoa Minh Hương. Tương ứng với năm
bộ phận dân cư người Hoa sinh sống, hiện Hội An có đủ các hội quán lớn
của các bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam. Riêng bang
Gia Ứng sinh hoạt tại Hội quán chung của năm bang (Hội quán Ngũ bang)...

Hội quán ngoài làm nơi sinh hoạt của những người đồng hương, còn có

chức năng quan trọng là phục vụ tín ngưỡng. Tùy theo tập quán thờ thần của
từng cộng đồng mà hội quán lấy đó làm cơ sở để thờ phụng. Vì vậy, có thể
nói rằng ngoài hệ thống cơ sở tôn giáo, đình làng... kết hợp với tín ngưỡng
tại các hội quán, Hội An đáp ứng gần như triệt để nhu cầu tâm linh của
người dân tứ xứ.

Hiện nay, tuy đã qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản bộ khung gỗ

chính của các hội quán vẫn giữ nguyên gốc. Phần nhiều trong đó đều được
tháo dỡ từ quê gốc, đưa lên tàu vận chuyển đến Hội An và ráp lại nguyên
bản. Có một sự tương đồng đó là tất cả các hội quán ở Hội An đều phân bổ
trên dãy số chẵn của đường Trần Phú, riêng Hội quán Triều Châu nằm trên
đường Nguyễn Duy Hiệu, nhưng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc mặt quay ra
sông Thu Bồn.

Hội quán Quảng Triệu (Hội quán Quảng Đông -176 đường Trần Phú)
Người Hội An thường không phân biệt đình, miếu và chùa. Cứ thấy ngôi

miếu nào “hoành tráng” thì gọi là chùa. Ví dụ như trường hợp Hội quán
Quảng Triệu còn gọi là chùa (miếu) Quảng Triệu, cách Chùa Cầu khoảng 50
mét về hướng đông, nhìn ra sông Thu Bồn và làng An Hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.