ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 64

ÐÌNH LÀNG VIỆT NAM

C

hức năng các đình làng Việt Nam ngày xưa vừa là trung tâm tín

ngưỡng, trung tâm hành chính, quản lý toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của
làng, đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. Nơi đây
thường diễn ra các lễ hội do chính dân làng tổ chức, thu hút cả làng lân cận
nên còn là nơi giao lưu văn hóa khu vực. Hội An hiện còn 23 ngôi đình.
Những di tích này không những có ý nghĩa đối với lịch sử hình thành làng
xã mà còn là tấm gương phản chiếu lịch sử kiến trúc của Phố cổ Hội An.

Đình Xuân Mỹ (Khối 4 Thanh Hà)
Đình có niên đại xây dựng vào cuối thế kỷ XVII và tôn tạo vào năm 1903.

Đình do dân phường Xuân Mỹ đóng góp lập nên. Trải qua rất nhiều diễn
biến lịch sử, đình lưu giữ nhiều thông tin quý về các phường thợ thủ công
trong khu vực. Những di vật trong và ngoài đình như các bia đá, tượng voi,
miếu Lục Vị... cùng những câu chuyện kể, truyền thuyết trong làng đã giúp
cho du khách hiểu thêm những chi tiết lịch sử đời sống người Việt trong
những thế kỷ trước.

Đình Cẩm Phô (52 đường Nguyễn Thị Minh Khai)
Cẩm Phô là một trong những làng đầu tiên ở Hội An và cũng là một làng

khởi đầu cho xu hướng mới: hoạt động thương nghiệp kết hợp hoạt động
nông nghiệp. Làng là nơi cung cấp nhiều thương nhân nhất, có hoạt động
gần như bao trùm thương cảng Hội An. Đình Cẩm Phô có từ rất sớm. Đây là
nơi điều hành hoạt động cho cả làng và cũng là nơi tổ chức các hoạt động lễ
hội văn hóa sôi động thu hút thương nhân của cả đô thị thương cảng. Diễn
tiến kiến trúc của đình cùng các dấu vết còn lại là tấm gương phản ánh lịch
sử khởi phát của một vùng đất đô thị hóa trong vị thế giao lưu kinh tế văn
hóa với thế giới bên ngoài. Năm 1996, một nhóm khảo cổ Nhật đã phát hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.