ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 65

dưới sân đình có một mương nước cổ chảy ngang và trong đó chứa đầy các
mảnh gốm sứ, trong đó có nhiều mảnh gốm sứ sản xuất tại vùng Hyzen
(Nhật Bản), góp phần giúp các nhà khảo cổ xác định vị trí của phố Nhật
trong quá khứ tại Hội An.

Đình Hội An (Đình Ông Voi - 3 đường Lê Lợi)
Đình Hội An ngoài đình thờ Tiền hiền còn có đình làng thờ Thành hoàng.

Vì trước sân có đắp 2 con voi bằng xi măng nên nhiều người gọi là đình Ông
Voi.

Thật ra căn cứ bài vị thì đình này thờ các vị thần thuộc về sông nước, đó

là Đại Càn Quốc gia Nam Hải, thần Thu Bồn, thần Bạch Thố Kim Tỉnh, bà
Bô Bô, bà Phường Chào đặc biệt là thần Ông Cá Voi (Cự tộc Ngọc Lân tôn
thần). Tương truyền rằng có một lần Quan Âm Bồ Tát đi thị sát vùng biển,
thấy có quá nhiều tàu bè gặp nạn và người chết trên biển vì sóng to gió lớn,
động lòng bà xé vạt áo của mình ném xuống biển, tấm vạt áo trở thành
những cá ông voi, giúp nâng đỡ tàu thuyền qua cơn sóng gió. Người ta kể
rằng ở Hội An có rất nhiều trường hợp tàu thuyền được cá Ông cứu.

Có một ghe bầu đi buôn gặp bão, thuyền sắp sửa chìm, những người trên

ghe đồng loạt dùng dây cột chân vào nhau để khi chết xác họ không bị lưu
lạc. Con thuyền đang từ từ chìm xuống bỗng nhiên lại được cá Ông nâng lên
và dìu đi. Suốt 3 ngày đêm ròng rã con thuyền đã cập bến Hội An an toàn
nhưng về đến nơi thì cá Ông chết. Từ đó người Hội An lập ngôi đình thờ cá
Ông. Về sau có một người đàn bà tên Lương Nhũ Nương có 2 người con trai
độc nhất đi biển gặp nạn chết và được cá Ông đưa xác về tận cửa sông. Biết
ơn, bà đã cúng tiền để xây rộng ngôi đình. Hiện nay đình Ông Voi nằm
khuất sau một trường mẫu giáo nên ít có du khách đến viếng, tuy nhiên
người dân trong vùng vẫn coi đó là một nơi thờ cúng rất linh thiêng.

Đình Sơn Phong (78 đường Nguyễn Duy Hiệu)
Lịch sử của ngôi đình này thể hiện sự sáp nhập của các làng lại với nhau.

Trước đây các làng Đại An, Mậu Tài, Phòng Niên ghép lại với nhau thành
làng Phong Niên nên đình có tên là Phong Niên. Từ sau năm Thành Thái thứ
7, lại sáp, nhập thêm một phần đất Sơn Phô nên mang tên làng Sơn Phong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.