ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 73

MIẾU

H

ội An còn 43 ngôi miếu được xây dựng để thờ thần, thánh, âm hồn liệt

vi, những người có công với cộng đồng dân cư khi chết còn lại tiếng thơm,
gương tốt để đời. Tùy điều kiện kinh tế và tiếng tăm của vị thần để có khả
năng huy động kinh phí và quyết định quy mô kiến trúc. Đây là các công
trình tín ngưỡng có giá trị nghệ thuật cao, chứa đựng nhiều thông tin quý về
lịch sử văn hóa từng vùng đất.

Chùa Ông (Quan Công miếu - 24 đường Trần Phú)
Chùa Ông, còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung

được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng năm
1653 để thờ Quan Công, vị thần biểu tượng cho Trung, Tín, Tiết, Nghĩa là
những đức độ quý nhất của con người. Miếu đã qua trùng tu vào các năm
1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906.

Chùa Ông ở ngay trước chợ Hội An, từng là trung tâm tín ngưỡng của

người dân Hội An trong nhiều thế kỷ đến để cầu xin sự bình an. Ngoài ra
nơi đây còn có chức năng như trọng tài kinh tế của thời thương cảng thịnh
đạt. Các thương nhân chuyên hoạt động thương mại, giao dịch đưa nhau đến
đây để cam kết trong việc buôn bán, vay mượn, nợ nần, làm ăn... (Thề trước
thần linh, xin xăm, nhờ Ông chứng minh giám sát). Vì người xưa làm ăn vốn
trọng chữ Tín, chữ Nghĩa nên rất tin dựa văn hóa tâm linh cầu an đoán định
may rủi, tương lai vận hạn.

Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một

chính điện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc
theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí rồng, giao.
Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào
thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc nhìn về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.