ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 77

GIẾNG

G

ồm khoảng 20 cái nằm bên trong các ngôi nhà cổ và các kiến trúc,

nhưng có giá trị lịch sử lâu đời. Nhiều nhà khoa học đã xác nhận trong số đó
có 11 giếng cổ do người Chăm xây dựng để sử dụng và bán nước cho thuyền
buôn. Phần lớn giếng được xây bằng gạch có độ sâu trung bình từ 6m đến
8m, lòng giếng hình tròn hoặc vuông. Hiện nay các giếng này là nơi cung
cấp nước dùng hàng ngày cho các gia đình trong khu phố. Điều lạ lùng nhất
là dù vị trí đặt giếng có nằm trong vùng đồng chua, nước mặn, nhưng bao
giờ nước trong giếng cũng đều trong, ngọt mát. Trong số này có ba giếng
liên quan và ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân Hội An, đó là:

Giếng mái (trước chợ Hội An)
Mang tên như vậy bởi vì giếng duy nhất được lợp mái ngói vẩy cá. Theo

truyền thuyết thì giếng đã được người Chăm lợp mái từ rất lâu. Sau bị hư
hỏng nên làng Minh Hương tôn tạo lại. Trong chiến tranh bị phá hủy. Mái
giếng cũng mới được trùng tu vào đầu những năm 1990. Giếng có mạch
nước ngầm dồi dào. Trước đây đã từng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho
cả phố, đặc biệt cung cấp nước cho các thuyền buôn đến đậu ở khu vực chợ
Hội An.

Giếng Bá Lễ (45/17 đường Phan Châu Trinh)
Giếng có hình vuông, độ sâu khoảng 8m, tồn tại qua nhiều thế kỷ từ thời

vương quốc Chămpa. Người ta nói giếng này đặc biệt dùng để làm cao lầu
rất ngon. Nhiều nhà giàu thường thuê người gánh nước từ giếng này về
dùng, nhất quyết không dùng loại nước khác vì cho rằng nước giếng này nấu
cơm thơm ngon hơn. Đến nay giếng Bá Lễ vẫn giữ một vị trí quan trọng
trong tâm thức người dân phố cổ Hội An.

Giếng đá Trà Quế (Trà Quế, Cẩm Hà)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.