MỘ CỔ
H
iện nay trên đất Hội An còn rất nhiều ngôi mộ có giá trị nghệ thuật
cao. Mỗi lớp cư dân các dân tộc đều có loại mộ tiêu biểu của riêng mình. Vì
thế mộ còn là nơi nghiên cứu dân tộc học, sử học, mỹ học... rất lý thú. Ở Hội
An có hàng ngàn ngôi mộ nhưng có giá trị mỹ thuật đáng kể hiện nay mới
chỉ được nghiên cứu, thống kê là 44 ngôi. Sau đây là những ngôi mộ có ý
nghĩa gắn liền với một giai đoạn lịch sử của Đô thị cổ Hội An.
Mộ ông Gu Sokukun (An Hòa - Tân An)
Bia mộ có niên đại 1629. Đây là thời kỳ thịnh đạt trong việc buôn bán của
các thương gia Nhật tại Hội An. Ông Gu Sokukun là một thương nhân rất có
thế lực nhưng cũng có tài liệu nói có thể ông còn là một thị trưởng điều hành
toàn bộ hoạt động của người Nhật tại thương cảng Hội An lúc bấy giờ.
Ngôi mộ của ông tọa lạc trên một khoảnh đất rộng, quanh đó có một số
ngôi mộ của người Hoa, Việt giàu có và có chức sắc. Trong chiến tranh mộ
bị cày ủi lấy mặt bằng xây đồn binh. Sau chiến tranh, chính quyền Hội An
được sự giúp đỡ kinh phí của tổ chức Taisei Corporation đã trùng tu lại theo
nguyên mẫu như trong các ảnh chụp của người Nhật từ những năm đầu thế
kỷ này.
Mộ ông Tani Yajirobei (Trên đồng Trường Lệ, Cẩm Châu)
Mộ bia của một thương gia người Nhật có tên là Tani Yajirobe, quê ở
Hirado - gần Nagasaki, mất năm 1647, thể hiện rõ ràng một tính cách điển
hình Nhật Bản. Bia quay mặt về hướng Đông Bắc nhìn về Nhật Bản, nấm
của mộ cùng các hạng mục khác được làm bằng một loại bê tông vôi cứng
pha chế từ bột vỏ sò khô với lá cây bời lời và đường mía. Tani Yajirobei là
một thương gia. Mộ được trùng tu lớn vàọ năm 1997 và làm thêm đường
bằng đá nối mộ ra đường lớn. Ngôi mộ ông Tani Yajirobei độc lập trên một