gò đất cao, xa nhà dân, bốn phía trống trải lộng gió, nhưng xung quanh là
đồng lúa nước trông hết sức thơ mộng.
Mộ ông Banjiro (Trong xóm Trường Lệ)
Một ngôi mộ người Nhật khác mang tên Banjiro, mất năm 1665. Mộ cũng
tọa lạc giữa một cánh đồng lúa xanh, gần đường đi mới làm, nối với trung
tâm Hội An. Mộ còn tương đối nguyên vẹn. Dân trong xóm thường xuyên
thắp hương vì họ nói người nằm dưới mộ rất linh, đôi khi có cầu xin đều
được giúp đỡ. Nhiều trẻ nhỏ qua đây có hành vi báng bổ thường hay bị đau
ốm, cha mẹ phải mang lễ vật đến xin lỗi mới khỏi. Nhiều truyền thuyết khác
kể về ngôi mộ này thường là mang tính giáo dục cao.
Ba ngôi mộ trên của thương gia Nhật Bản đều có niên đại thế kỷ XVII.
Người Nhật đã tiến hành tu sửa nên ngôi mộ nào cũng có một tấm bia bằng
xi măng khắc chìm chữ Nhật, nội dung như sau: “Năm Chiêu Hòa thứ 3
(1928) theo đề xuất của giáo sư văn học Kuroita Katsumi, tập thể người
Nhật cư trú tại Đông Dương để nghị ông Nakayama phụ trách giám sát tu
sửa ngôi mộ này.”
Mộ chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (Bến Trễ, Cẩm Hà)
Hưởng ứng Hịch Cần vương kêu gọi toàn quốc đứng lên chống Pháp của
vua Hàm Nghi, phong trào Nghĩa Hội ở Quảng Nam do Tiến sĩ Trần Văn Dư
đứng đầu. Sau khi Trần Văn Dư bị sát hại, Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu tiếp
tục lãnh đạo phong trào Nghĩa Hội xây dựng căn cứ Tân Tĩnh huy động lực
lượng ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định chống Pháp làm rung
động triều đình.
Vào mùa thu 1887, trước sức tấn công của quân lính Pháp và nhà cầm
quyền, nhận thấy thế cô, lực lượng yếu dần, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh,
phong trào có nguy cơ tan rã, để tránh sự truy bức tàn sát các chiến sĩ,
Nguyễn Duy Hiệu đã tự mình ra bãi cát Cẩm Hà để kẻ thù đến bắt.
Trung Thu năm 1887, ông bị chém ở cửa An Hòa, Huế rồi được đưa về an
táng tại Hội An. Nhờ sự hy sinh của ông, nên rất nhiều người được sống sót.
Mộ Nguyễn Duy Hiệu an vị tại Bến Trễ, Cẩm Hà cách phố Hội An 3 km về