nghề thủ công: rèn, dệt vải, mộc, chế tác đồ trang sức... Đồng thời cũng thể
hiện rõ nét mối quan hệ, giao lưu văn hoá trong nước từng có hoạt động trao
đổi buôn bán với phía Bắc, phía Nam và cả ở khu vực để lập nên một tiền
Cảng – Thị sơ khai, tạo dựng nền móng cho Cảng - Thị các thời kỳ sau tiếp
tục phát triển.
Đặc biệt, một loại hiện vật đặc trưng của thời kỳ này là mộ chum, chất
liệu gốm, được phát hiện trong khu nghĩa địa Tin Lành, di chỉ Hậu Xá, Cẩm
Hà năm 1990. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một dạng quan tài của cư
dân Sa Huỳnh đựng tro cốt và vật dụng, trang sức được chôn theo người
chết.
Tuy mới chỉ là những thông tin khoa học sơ bộ, nhưng phần nào gợi mở
cho chúng ta những sự nhận biết về tiến trình, về diện mạo lịch sử - văn hóa
của cư dân cổ ở Hội An thời Tiền - Sơ sử.
Thời kỳ Chămpa tồn tại từ thế kỷ thứ II – thế kỷ XV, với nền văn hóa rực
rỡ, khởi đầu thời kỳ vàng son cho một cảng - thị hưng thịnh. Thời kỳ này nổi
bật lên những địa danh Chiêm Bát Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải
Khẩu (Cửa Đại), cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp,
đặc biệt trong di chỉ khảo cổ học với hiện vật gốm sứ Champa, Islam, Trung
Quốc... thủy tinh (đồ trang sức, vật dụng) có nguồn gốc từ Trung Cận Đông,
Nam Ấn Độ... và nguồn tư liệu thư tịch cổ Trung Hoa, Ả Rập, Ấn Độ, Ba
Tư... xác định vùng Cửa Đại xưa là hải cảng chính của nước Chămpa. Nơi
đây, có Lâm Ấp phố, với nhiều chiến thuyền và thương thuyền Trung Hoa,
Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư... thường xuyên ghé đậu lấy nước ngọt từ những
giếng Chăm và trao đổi sản vật như trầm hương, quế, đồ vàng ngọc, đồ thủy
tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ...
Trong thời kỳ này, bảo tàng trưng bày 18 hiện vật gốm gồm các loại mảnh
gốm, gạch Chăm, hoa văn gốm và kèm 14 hình ảnh. Nổi bật là bức tượng vũ
công Grandhara và tượng thần tài lộc Kuberra. Hai bức tượng được chạm
khắc sắc xảo, tinh tế mang đậm nét văn hóa Chămpa huyền bí. Phần nào thể
hiện được một thời kỳ phồn thịnh của Vương quốc Chămpa xưa.