ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 94

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

T

ừ những năm của thế kỷ XV-XVI, theo chân những đoàn lưu dân nền

văn minh sông Hồng, sông Mã mở đất về phương Nam, nhiều nghề thủ công
truyền thống đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên đất Hội An. Cha truyền
con nối trải qua hàng trăm năm, sản phẩm của những nghệ nhân các làng
nghề Hội An không dừng ở phạm vi phục vụ nhu cầu cuộc sống thường
nhật, mà sự sáng tạo của họ đã đạt đến mức điêu luyện, đóng góp một phần
không nhỏ cho sự phồn thịnh của cảng thị Hội An trong những thế kỷ trước.

Trong quá khứ, hàng thủ công Hội An xuất khẩu đi các nước có tơ lụa,

hàng gốm, hàng mộc... gốm Cochi (Giao Chỉ) mà người Nhật Bản ưa
chuộng và đưa về nước có phần là gốm Thanh Hà xứ Quảng. Đặc biệt người
thợ mộc Kim Bồng làng Cẩm Kim và nghề gốm Thanh Hà còn thành danh
với những công trình kiến trúc gỗ tuyệt mỹ hiện còn lưu lại trên từng mái
nhà, góc phố Hội An. Không dừng lại đó bàn tay tài hoa của họ còn góp
phần chính làm nên sự diễm lệ của Kinh thành Huế.

Những năm của thế kỷ XX, cuộc cách mạng cơ khí, cùng sự sa sút và

nhường vai trò cảng thị cho Đà Nẵng, một thời gian dài không ít nghề thủ
công Quảng Nam, trong đó có Hội An lâm vào cảnh suy vi.

Gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế du lịch, và thái độ trọng

thị của chính quyền Hội An đối với giá trị văn hóa phi vật thể, nghề thủ công
mỹ nghệ Hội An đang dần hồi phục và đáp ứng nhu cầu mua sắm, lưu niệm
của du khách... Hiện Hội An có các làng nghề tiêu biểu sau:

Làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim)
Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hoài. Làng

vốn rất nổi tiếng về nghề mộc vì hầu hết kiến trúc cổ kính của Hội An, kinh
thành Huế đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.