nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 16 (B)
Đúng vào dịp Thanh minh, Tử Khai thuê thuyền đi tảo mộ, dọn rượu trong
khoang, mời Tử Giám, và hẹn Yến Ngao cùng đi. Ba người tới mộ, thấy hai
chiếc quan tài của cha mẹ Yến Ngao đặt trên tảng đá, cỏ dại mọc trùm lên,
không chịu đựng được gió mưa, quan tài lộ ra. Tử Giám thấy thế hỏi, biết
được ông bỗng rùng mình sợ hãi. Tử Khai không nở nhìn thấy quan tài lộ
ra như thế, gọi ngay phu đắp mộ gánh đất lấp đi. Khi đã đắp xong, đến hỏi
tiền công, Yến Ngao thoái thác rằng không mang một xu nào đi. Tử Khai
đành bỏ ra một quan tiền để trả. Tử Giám cứ giục chuyển quan tài đi chỗ
khác, song Yến Ngao cứ ầm ừ cho qua. Đến khi thuyền quay về, thấy bên
bờ sông có một cây mai nhỏ, Yến Ngao bảo ép thuyền vào bờ, rút từ tay áo
ra năm đồng tiền bạc mua cây, rồi bảo người bán cây mang đến trồng ngay
hôm ấy. Tử Khai thấy thế kinh ngạc hỏi:
- Vừa rồi phu đắp mộ đòi tiền công, sao anh bảo không có tiền, bây giờ lại
đi mua cây, thế thì chẳng hóa ra anh quý cây hơn cha mẹ anh sao?
Tử Giám cũng rất tức giận, cười nhạy nói:
- Cây mai còn sống thì yêu, còn bố mẹ chết rồi không đáng tiếc.
Yến Ngao nghe thấy vẫn cứ lờ đi.
Từ đó Tử Giám rất ghét thói keo bẩn của Yến Ngao, đoạn tuyệt không quan
hệ với hắn, ngay cả Kỳ Lang, ông cũng không bảo nó đến học nữa, chỉ quý
trọng Yến Thuật. Tử Khai là người nhân hậu, hiếu đễ, cứ đến những ngày
giỗ cha mẹ, Tử Khai thường mặc áo tang suốt ngày buồn bã, và Tử Khai
cũng thường hay cứu giúp người nghèo. Mỗi khi thấy có người đến ngõ nhà
Yến Ngao đòi đổi tiền đồng lấy tiền bạc, Yến Ngao không chịu nhận đó là
tiền của mình nên không trả lại. Những người nghèo túng ấy hết sức oán
hận. Tử Khai không nỡ nhìn thấy cảnh ấy, thường đổi cho họ, và cũng
không biết đã đổi như thế bao nhiêu lần. Thấy thế Tử Giám nghĩ: "Người