- Tiếc cho con gái nhà họ Vũ, bị bà mối xấu bụng làm hại, nên sinh ra đau
ốm.
Thụy Nương hết sức kinh ngạc không hiểu, sau được Tôn Bà nói mới biết.
Vốn, vợ Vũ Long Môn là họ Phương, em vợ Yến Ngao. Khi Tử Giám
không dạy Kỳ Lang, Yến Ngao vẫn dạy nó. Kỳ Lang đã chép những bài
của Yến Thuật và nói dối rằng đó là bài mình làm. Yến Ngao vốn là người
không biết được tốt xấu cứ lầm tưởng con mình học giỏi, đem bài giả của
con đi khoe khắp nơi, và được mọi người khen ngợi. Một vị hòa thượng ở
chùa Thanh Liên, pháp danh là Liễu Duyên quen biết Yến Ngao. Yến Ngao
thường hay tới chùa tụng kinh niệm Phật. Vũ Long Môn cũng là một người
trong hội Phật giáo. Bởi thế Liễu Duyên nói vun vào cho hai người thông
gia với nhau. Long Môn bàn với vợ, gả cháu cho Kỳ Lang, nhận sính lễ nhà
họ Yến. Họ luôn luôn nói Kỳ Lang là người thông minh, có tài năng văn
chương, sau này nhất định sẽ được sung sướng. Không ngờ, sự thật vẫn là
sự thật, chân tướng Kỳ Lang ngày càng lộ rõ. Lúc đầu Kỳ Lang còn dùng
những bài văn giả để lừa cha, sau lại vứt bỏ cả sách vở, suốt ngày đánh bài
ngoài đường phố. Yến Ngao là người ham mê cờ bạc, anh ta thường trải
thảm đỏ giữa nhà thắp nến hoa, đánh bạc với những kẻ lắm tiền, rồi cùng
bọn vô lại, lê la đánh bạc ở khắp đầu đường xó chợ, Tin này đến tai, Quỳnh
Cơ vô cùng tức giận. Vì không phải là người mối, nên Tôn Bà thường tỏ rõ
sự bực bội trước mặt Quỳnh Cơ. Cô buồn bã, không thiết gì đến ăn uống,
hận rằng cha mẹ đã chết sớm nên bị hai bác nhắm mắt gả bừa, làm hỏng
một đời. Tức giận quá rồi sinh ra đau ốm. Thụy Nương thấy thế cũng bực
thay, nhiều lần bảo bà Trịnh đến thăm hỏi an ủi Quỳnh Cơ. Song ai ngờ
bệnh tư tưởng khó mà chữa trị, gần một năm sau thì cô qua đời. Trước khi
chết, cô đốt hết những bài thơ làm hằng ngày, không để sót lại một bài nào.
Quả là:
Cha mẹ mất rồi buồn vô hạn.
Đất dài trời rộng hận mênh mông.
Nghe tin Quỳnh Cơ mất, Thụy Nương khóc thương thảm thiết. Người ta