(2) Huyền tửu: nước lã.
Yến Thuật thấy bài phú này, đọc cho cha nghe. Tử Khai vô cùng kinh ngạc
nghĩ rằng Yến Ngao không muốn mời thầy, bèn mời Tử Giám về nhà mình.
Đang oán trách Tử Giám chế giễu mình, lại thấy Tử Khai mời thầy về, Yến
Ngao rất mừng, vì bữa cháo cũng không mất nữa, lại gửi Kỳ Lang sang nhà
Tử Khai học. Tử Khai nhận nuôi dưỡng thầy, cũng không chia cho mọi
người nuôi, chỉ bảo họ mang thêm chút thức ăn. Đến tiết thanh minh, quả
nhiên những người hàng xóm có con học, mang thức ăn đến nhiều hơn, chỉ
riêng có Yến Ngao mang sang ba đồng. Tử Giám mở ra xem thì đó là tiền
đồng. Nghĩ bụng, từ trước tới nay ta nghe thấy anh có biệt hiệu lạ "Lẫn
Đồng". Hắn ta nhờ người trong họ đệ đơn lên huyện, sau đó lại dùng tiền
đồng để tạ ơn. Xưa kia ta không lên huyện, chưa từng gặp phải vố tiền
đồng, nay anh ta mang tiền đồng sang, quả là biệt hiệu "Lẫn Đồng" thật
chẳng ngoa chút nào. Tử Giám đưa tiền cho Kỳ Lang trả lại, rồi lại ra một
câu đối bảo Kỳ Lang đối. Câu đối ấy như sau:
Ba tiền: vàng, bạc, đồng, tiền đồng sao lẫn vào tiền bạc.
Kỳ Lang mặt đỏ tía tai, ngắc ngứ mãi không đối được. Tử Giám bước
xuống thềm đi dạo một lát, khi quay lại. Kỳ Lang đã đối rằng:
Tứ Thi: Phong, Nhã, Tụng, chính thi sao lẫn biến thi.
Tử Giám xem xong nghi ngờ nói:
- Đối rất chỉnh, nhưng e rằng không phải ngươi đối. Ta thường thấy khi ra
đề ngươi không làm ngay. Bao giờ cũng chờ ta đi rồi mới làm. Chắc rằng ai
đó đã làm hộ.
Kỳ Lang cứ nói bừa rằng:
- Con tự làm, chứ có ai làm thay đâu.
- Nếu đúng như thế, - Tử Giám nói, - thì ngươi hãy giải thích câu đối của
mình cho ta nghe. Phong, Nhã, Tụng là ba loại thơ tại sao gọi là "tứ thi" thì
sao lại có "chính" và "biến"?
Kỳ Lang mặt đỏ như gấc chín, không trả lời được. Tử Giám quở trách, Kỳ
Lang đành phải khai thật là Yến Thuật làm giúp, và ngay cả bài thơ dán