mang cơm đến nuôi thầy, còn mình chỉ thu xếp chỗ học và bỏ ra một bữa
cháo buổi sáng. Vì nhà gần nên Yến Tử Giám sáng đến tối về, thành thử
Yến Ngao không mất bữa cơm tối. Việc quá đơn giản, quá hời như thế,
tưởng rằng Yến Ngao đặt lớp học tại phòng học mà con vẫn học, ai ngờ
Yến Ngao lại dùng phòng học ấy làm nơi đánh bạc, lớp học lại xếp vào một
gian nhà dột nát, cửa thì hoang toàng, nền nhà dế đùn, chuột đũi. Thấy lớp
học quá tồi tàn, Tử Giám làm một bài thơ dán lên tường như sau:
Núi biếc nghiêng bên cửa.
Cây xanh gọi trước nhà.
Sáng nhìn sao thưa mọc.
Tối thấy ráng chiều sa.
Dạy học, niềm lạc thú.
Say mê suốt cuộc đời.
Mài mục thủng nghiên sắt.
Đừng bỏ dở ai ơi.
Yến Ngao xem bài thơ không hiểu, chỉ thấy bài thơ răn dạy học sinh. Nào
ngờ Yến Thuật, con Yến Tử Khai, là người học nhờ lại là một học sinh rất
thông minh. Vì Tử Khai mới dọn tới xóm này, nên đã gửi con tới đây học.
Đứa học trò ấy mười ba tuổi, cũng bằng tuổi Kỳ Lang. Thấy Tử Giám đề
thơ, nó nói riêng với Kỳ Lang rằng:
- Tiên sinh chỉ lớp học tồi tàn, ý của bài thơ đều ở chữ cuối câu hợp tất cả
các chữ ấy sẽ thành: "Cửa sổ và cửa ra vào gãy nát, nền nhà thì dế đùn
chuột đũi".
Kỳ Lang biết được bèn nói với cha là, chính nó phát hiện ra. Yến Ngao rất
mừng, thấy con mình thông minh. Hôm sau gọi thợ đến sửa lại cửa và nền
nhà, rồi cười nói với Tử Giám rằng:
- Bây giờ cửa sổ và nền nhà đã sửa rồi, hãy lột bài thơ ấy đi!
Tử Giám ngạc nhiên hỏi Yến Ngao, ai bảo mà Yến Ngao lại biết. Yến Ngao
nói là con trai. Tử Giám nghĩ bụng, không ngờ thằng bé ấy lại thông minh