chiếc cao chiếc thấp. Cha ở chỗ thấp, mẹ ở chỗ cao, y như cưỡi ngựa đá.
Người ta đã làm mấy câu thơ như sau:
Cha lấy vợ họ Thạch.
Mẹ là con họ Thạch.
Sống dựa nào đá.
Đá cao chôn mẹ.
Đá thấp chôn cha.
Vì sao vợ cao hơn chồng.
Bởi vì là con gửi rể.
Yến Tử Khai thấy Yến Ngao chôn cha mẹ như thế lấy làm kinh ngạc, chỉ
nghĩ rằng, vì chôn tạm cho nên mới cẩu thả như thế. Nhưng không ngờ,
hơn một năm không thấy chuyển đi, vẫn cứ vứt bừa hai chiếc quan tài trên
đá.
Yến Ngao đã hủy hoại hài cốt cha mẹ, thì làm sao con trai hắn tốt được.
Đương nhiên hắn đã sinh ra một đứa con trai hư hỏng để báo oán. Kỳ Lang
sinh vào năm Yến Ngao có tang, nay đã mười ba tuổi. Yến Ngao keo kiệt,
không dám mời thầy về dạy, tự mình dạy lấy. Ai ngờ Kỳ Lang chẳng học
cha được chữ gì, chỉ học được nghề đánh bạc. Chỉ quen tiêu tiền đồng, lại
là người ham đánh bạc, liệu khi thua, Yến Ngao có mang bạc tốt ra trả
không? Người ta thường nói: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Yến Ngao
dạy Kỳ Lang học chữ, chữ thì thả học, mà chỉ học được ở bố trò đánh bạc.
Vợ Yến Ngao là Phương thị, thấy con chẳng chịu học hành, suốt ngày mải
mê đánh bạc. Biết rằng cha không bảo được con, nhiều lần Phương thị
khuyên Yến Ngao tìm thầy về dạy. Thấy vợ thúc ép quá anh ta tìm một thầy
vừa đơn giản vừa đỡ tốn tiền, đó là người anh họ Yến Tử Giám, cùng ở một
xóm. Yến Tử Giám là tú tài, chỉ vì tuổi già mà không theo đuổi con đường
thi cử. Yến Ngao mời ông về dạy học, không phải trả lương mà chỉ nuôi
cơm. Anh ta lại kéo thêm trẻ con hàng xóm tới học, bắt chúng thay nhau