người thừa tự nhưng không để tang. Hơn nữa, trước kia hắn cũng không
tang cha mẹ. Xem xong đơn, quan huyện gửi giấy đến trường học kiểm tra
lại. Những Học dịch lúc ấy không dám che dấu Yến Ngao, xúi giục thầy
học trình ngay lên huyện về những sai trái của Yến Ngao. Trước khi thẩm
vấn, quan huyện cho gọi những người họ Yến Ngao tới làm chứng. Trước
đây Yến Ngao đã dùng tiền đồng đánh lừa họ, nên ai cũng ghét, họ đều
thưa rằng:
- Quả thật trong khi để tang, Yến Ngao đã thi tú tài, trước kia anh ta đã
nhận làm người thừa tự họ Thạch, song nay lại trở về với họ Yến.
- Cha mẹ chết thì bảo là làm con thừa tự họ Thạch. - Quan huyện nói. - Cha
nuôi họ Thạch chết lại nói là trở về với họ gốc. Nay nếu đúng là về họ gốc,
thì rõ ràng trước đây dấu tang để đi thi. Như thế là phạm tội.
Yến Ngao van nài xin tha. Tri huyện không nghe, gởi giấy lên Học viện.
Theo luật, Học viện phê: "Phải xóa tên trong danh sách”.
Từ đó yến Ngao đoạn tuyệt quan hệ với nhà họ Thạch, song không ngờ,
quan tài vợ chồng Yến Mộ Vân trước đây chôn tạm ở nghĩa địa nhà họ
Thạch, nay bị Thạch Chính Tông đào lên mang tới gò hoang. Không còn
cách nào khác, Yến Ngao đành chuyển hai chiếc quan tài về chôn tại nghĩa
địa nhà họ Yến. Trước đây yến Ngao đã làm con thừa tự nhà họ Thạch,
không góp một xu nào để mua khu đất nghĩa địa này. Số tiền ấy điều do
Yến Tử Khai, anh con ông bác, bỏ ra. Nay Yến Ngao lại muốn dưa cha mẹ
về đó, sợ Yến Tử Khai bắt phải góp tiền, nên chỉ nói là chôn tạm, sau sẽ
chuyển đi nơi khác. Yến Tử Khai là một người tốt, không đòi tiền Yến
Ngao, mà vẫn cho chôn. Yến Ngao tự chọn ngày, không báo cho người
trong họ, cũng không mời thầy địa lý điểm huyệt, chỉ gọi mấy người thợ,
bảo họ đào bừa một lỗ ở chỗ đất còn trống. Nào ngờ, đào được hai thước
thì thấy một phiến đá lớn. Bọn thợ nói:
- Chỗ này không đào được, phải tìm chỗ khác.
Tiếc tiền công, Yến Ngao không muốn đào chỗ khác, cứ đặt bừa hai chiếc
quan tài trên đá. phiến đá ấy gồ ghề cao thấp khác nhau, hai chiếc quan tài,