Thì sao tốt được với người xa.
Thấy Thạch Giai Trinh già yếu, hắn nghĩ: "Ông ngoại chết, thì những người
trong gia tộc họ Thạch nhất định sẽ tranh giành của cải. Nhân lúc ông ngoại
còn sống, ta lấy một ít tiền để chi tiêu”. Rồi hắn lại bàn với vợ là Phương
thị, lén lút lấy tiền của Thạch Giai Trinh mua ruộng vườn, nhà cửa, và tất
cả những vật dụng trong nhà. Một hôm hắn lừa ông ngoại, đưa vợ con tới
nơi ở mới. Thạch Giai Trinh vô cùng tức giận, đến ngay trường học trình
báo về sự bất hiếu, ngổ ngược của hắn. Học sư(1) sai Học dịch(2) đến gọi
Yến Ngao hỏi. Yến Ngao hứa sẽ tạ ơn những người này, và nhờ họ khéo
léo dàn xếp với Học sư. Sau đó Yến Ngao đến xin lỗi ông ngoại. Thạch
Giai Trinh vốn người hiền lành, thấy hắn xin lỗi cũng cho qua. Khi xong
việc, Học dịch đòi tạ ơn, Yến Ngao đã nuốt lời hứa, Học dịch vô cùng căm
tức.
(1) Học sư quan trông coi việc bọc.
(2) Học dịch: nhung người thừa hành công vụ trong ngành giáo dục.
Hai năm sau trời hạn hán, mất mùa đói kém. Quan huyện và Học sư đều tới
đàn cầu mưa thắp nhang khấn vái, phát cháo cứu đói. Lúc ấy Thạch Giai
Trinh đã nghèo túng lại mắc bệnh phong, hằng ngày phải lang thang đi xin
ăn. Hôm ấy, ông ta ăn mặc rách rưới, đến chỗ phát cháo rẽ đám đông quát
to:
- Lui ra cho ông lớn vào ăn cháo.
Không ngờ trên lễ đàn, quan huyện nhìn thấy hỏi Học sư:
- Lạ thật, người này xưng là ông lớn, mà sao lại tới đây ăn cháo.
Học sư chưa kịp trả lời thì Học dịch đã quỳ xuống thưa rằng:
- Người này là Thạch Giai Trinh, từng là nho sĩ đội mũ đi hia, cho nên tự
xưng là ông lớn. Ông là cha đẻ của Thạch Ngao học trò của huyện ta.
- Ta thấy điều này rất lạ. - Tri huyện kinh ngạc nói. - Con là tú tài sao lại để
cho cha đi xin cháo? Con ông ấy có còn không?
- Bẩm quan, vẫn còn ạ. - Học dịch nói.
- Người tú tài đó hiện giờ sống thế nào? - Quan huyện hỏi.