- Ông ta có nhà cửa, ruộng vườn, sống sung túc. Chỉ vì đã ra ở riêng từ lâu,
cho nên không quan tâm đến cha nữa.
Quan huyện nghe xong bỗng giận dữ, nói với Học sư rằng:
- Loại thư sinh như thế sao còn cho hắn học. Hãy tố cáo lên quan Học hiến,
đuổi hắn ra.
Học sư vâng dạ làm theo lệnh quan huyện. Yến Ngao biết tin vô cùng lo
lắng, vội chờ người đến ngăn lại đơn tố cáo. Mặt khác khẩn thiết nhờ mấy
vị tú tài họ Án đến huyện trình rằng: "Thạch Ngao vốn là họ Án. Thạch
Giai Trinh là ông ngoại. Tuy lúc nhỏ có lập người thừa tự, nhưng nay đã trở
về họ gốc rồi". Đồng thời tìm người lên nói với quan huyện rằng, Thạch
Giai Trinh hiện đang bị bệnh phong. Tri huyện mới phê vào đơn, thôi
không tố cáo lên quan Học hiến nữa. Đúng là:
Bỏ Yến về Thạch.
Bỏ Thạch về Yến.
Mặc sức tùy tiên.
Khéo léo giả vờ.
Sau vụ này Yến Ngao hứa sẽ trả công, tuy không dây dưa, nhưng hắn lại
đưa tiền đồng, lừa là tiền bạc. Tuy nhà Yến Ngao giàu có, nhưng lại có thói
thích dùng tiền đồng. Đúng là:
Làm người không có tính người.
Tiền bạc lại không bằng bạc.
Bạc giả khác cho giấy tiền.
Cõi dương chẳng khác cõi âm.
Được nửa năm. Thạch Giai Trinh ốm chết. Yến Ngao không những không
lo ma chay, mà còn không chịu tang. Chỉ nhờ Thạch Chính Tông lo liệu.
Đến khi phát tang, hắn chỉ mang đến mấy lạng tiền đồng phúng viếng. Vô
cùng căm tức, lo ma chay xong, Chính Tông lên huyện tố cáo Yến Ngao là