ĐOÁN ÁN KỲ QUAN - Trang 242

tên Yến Ngao thành Thạch Ngao, nhận là con. Thạch Giai Trinh mua chuộc
Chúc Lẫm Sinh, làm tờ cam đoan, dùng tiền hối lộ che giấu việc bố mẹ
Yến Ngao mất để được vào học. Ngày tiễn chân Thạch Ngao đi học, người,
ngựa tấp nập, đua nhau mang quà đến mừng. Bạn bè thân thích cười thầm.
Còn Thạch Chính Tông cháu họ của Thạch Giai Trinh thì tức tối. Anh ta
trách móc Thạch Giai Trinh đã không nhận cháu làm người thừa kế. Thạch
Chính Tông đưa việc này trình lên thầy dạy học rằng, Yến Ngao che giấu
việc tang cha mẹ, yêu cầu thầy ra lệnh tra xét. Yến Ngao lo lắng, vội vàng
về báo cho ông ngoại, bỏ tiền ra đút lót thầy học, và đút lót Thạch Chính
Tông thì chuyện mới yên.

Năm ấy Thạch Giai Trinh lại cưới con gái họ Phương cho Yến Ngao, ngay
năm đó đã có con, đặt tên là Kỳ Lang. Yến Ngao đỗ tú tài lấy vợ sinh con
đều trong thời kỳ để tang, như thế là vi phạm luân thường đạo lí, dù có văn
tài cũng coi như là một văn nhân vô hạnh, thật đánh khinh. Hơn nữa, trình
độ của Yến Ngao quá kém, mãi hai năm sau gặp được người thầy trong họ,
mới đỗ rốt bảng. Dạo ấy có người hiếu sự đã lấy bốn câu trong Tứ Thư
ghép thành một bài thơ yết hậu như sau:

Tiểu nhân bụng đầy đức.
Chẳng sáng dạ chút nào.
Điểm thi được người cho.
Vênh vang đỗ rốt bảng.

Yến Ngao đỗ cuối bảng chỉ ở vào địa vị hàng xã. May mà chưa hết hạn sáu
năm, nên Thạch Giai Trinh lại bỏ tiền đến thăm hỏi Tông sư (học quan)
mới được đỗ vào cuối bảng ba, nhích thêm được một nấc nữa.
Ông ngoại coi Yến Ngao như con. Yến Ngao bỏ rơi cha mẹ, lẽ ra sau này
phải thờ phụng Thạch Giai Trinh. Song kẻ bội bạc với cha mẹ thì làm sao
biết ơn ông ngoại được.

Ngay người ruột thịt còn tệ bạc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.