nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 16
Bố Bất Hiếu, Con Đào Mả Bố Bán Quan Tài
Trâu cày tạo hóa sinh ra nghé.
Ngỗ ngược thì sao có con ngoan.
Giọt giọt mái hiên đều thế cả.
Cha nào cũng con ấy mà thôi.
Đây là bài thơ khuyết danh thời Tống. Theo như bài thơ nói thì vì sao Cổ
Tẩu ngu muội ác độc lại sinh được Thánh Thuấn? Nghiêu Thuấn thánh
minh tại sao lại sinh ra đứa con bất hiếu là Đan Chu và Thương Quân? Bá
Cổn hung ác sao lại sinh ra Thuấn Vũ? Tăng Sâm là người tu thân dưỡng
chí? Không biết Cổ Tẩu là một người rất cổ lỗ. Ngày nay nhân tình bạc ác,
những gia đình có thói hợm của, thấy con cái bỗng chốc giàu sang phú quý
thì họ vô cùng vui sướng. Họ hoàn toàn không biết cái phú quý trước mắt,
dù cho mình có làm phò mã, làm tể tướng, thậm chí làm hoàng đế, thì sau
cũng sẽ bị giết hại, đến khi nghĩ lại thì đã muộn. Đó không phải là người
ngày nay không bằng người ngày xưa, vậy thế nào là người cha ngu dốt
hung ác cố chấp? Còn bàn về Đan Chu, Thương Quân, đều là người con có
hiếu, biết nghe lời cha. Quả thật, bàn về thế thái nhân tình ngày nay, cho dù
con do một người cha sinh ra, chia một chút gia sản cho các con, thì chúng
vẫn ganh tị nhau, kẻ nhiều người ít. Song cha của hai người này không chịu
truyền cơ nghiệp lớn lao cho con mình, mà lại truyền cho người khác, hai
người con ấy hoàn toàn không nói gì. Cho nên Thư Kinh nói: "Vui vẻ thấy
người ngoài làm vua". Đó chính là ca ngợi Đan Chu nhường nhịn. Trung
Dung nói: "Con cháu bảo vệ nó."
Đó chính là ca ngợi Thương Quân là người hiền. Sao lại bảo họ là kẻ bất
hiếu? Lại như Bá Cổn cũng là một hiền thần cần mẫn làm việc cho vua.