nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 17
Trung Thành Trời Cảm Thông, Đàn Ông Mọc Vú
Nghĩa Khí Thần Báo Mộng, Thái Giám Sinh Râu
Hoàng Sơn Hoàng Thủy nhớ Xuân Thân.
Sông núi ngàn năm thuộc Sở thần.
Thái tử phải chăng vì thoát nạn.
Cho nên được lưu tiếng ngàn thu.
Đây là bài thơ khuyết danh thời xưa, ca ngợi Xuân Thân Quân. Thời Chiến
Quốc có bốn người đều là Quân: nước Ngụy có Ngụy Vô Kỵ là Tín Lang
Quân; nước Triệu có Triệu Thắng, là Bình Nguyên Quân; Tề có Điền Văn
là Mạnh Thường Quân; Sở có Hoàng Yết là Xuân Thân Quân. Xuân Thân
Quân từng theo thái tử của Khoảnh Tương Vương nước Sở sang nước Tần
làm con tin. Khoảnh Tương Vương ốm nặng, thái tử muốn về nước, nhưng
nước Tần không cho. Xuân Thân Quân bí mật cải trang cho thái tử trốn về,
còn mình ở lại chịu xử tội. Biết tin, Tần Vương vô cùng giận dữ, định giết
Xuân Thân Quân. Sau đó Tần Vương lại nghĩ: thái tử đã trốn thoát, nay ta
giết Xuân Thân Quân cũng vô ích. Thế rồi Tần Vương không giết Xuân
Thân Quân nữa. Khoảnh Tương Vương chết, thái tử về nước kịp thời, nên
được kế vị, đó là Khảo Liệt Vương. Việc ấy hoàn toàn do Xuân Thân Quân
phò tá. Công lao ấy còn hơn cả Lạn Tương Như mang ngọc về nước Triệu.
Tới nay nhân dân vùng Giang Nam vẫn thờ phụng Xuân Thân Quân như
thần lúa và thổ thần, hương khói ngày đêm. Mộ của ông ở chân núi Quân
Sơn thuộc huyện Giang âm, Giang Nam, còn có Hoàng Sơn, Hoàng Thủy,
cũng đều do người đời sau đặt tên để ghi nhớ Xuân Thân Quân. Chỉ bàn tới
việc ông liều chết cứu thoát thái tử, cũng xứng đáng ngàn năm hương khói.
Người ngày nay không chịu làm những việc trung nghĩa, chỉ vì họ tiếc tấm
thân, cứu người khác sợ mình thiệt thân. Mưu việc thiên hạ không chu đáo