tiêu diệt. Trọng sắc ham của cải bị tai họa, đó là Đường Trang Tông. Ông ta
sủng ái Lưu Hậu, vì tham lam không chịu thưởng quân sĩ, quân sĩ làm
phản, đến nỗi phải bại vong. Bốn điều ấy vô cùng xấu xa. Song những tai
hại được đồn đại ấy đáng để người đời lấy đó mà răn mình.
Truyện kể rằng ở Quý Châu có một người tên là Đô Vân Phủ, làm quản hạt
Ma Cáp Châu, vùng Man Di. Ngoài châu có chùa Trấn Quốc, trong chùa có
hai phòng hòa thượng: phòng phía đông là chủ tăng Ngộ Định. Người này
chuyên coi giữ hoa lợi ruộng vườn, ăn chay đọc kinh, đóng cửa không ra
ngoài, không quan tâm đến việc ngoài đời. Phòng bên tây có một vị sư già
là Ngộ Thông, trạc ngoài bảy mươi, thường ốm đau nằm liệt giường. Ông
có một người đồ đệ là Diệu Trí, tuổi trạc bốn mươi, tính khí hung ác, chẳng
biết sợ là gì. Ngộ Thông có một đồ đệ tên là Pháp Minh ngót ba mươi tuổi,
người giảo hoạt và một huyền tôn là Viên Tĩnh chừng mười tám mười chín
tuổi, xinh đẹp như con gái. Ngộ Thông giỏi làm ăn tính toán, điền sản có
tới hàng ngàn lượng vàng, và có trong tay tới sáu bảy trăm lạng bạc. Vì
giàu có mà Ngộ Thông sinh ra kiêu ngạo, không học điều hay lẽ phải, mặc
dù có một đồ đệ tốt nhưng ông ta vẫn chưa thỏa mãn, vẫn muốn đi tìm đàn
bà.
Ở đó cũng có một gã anh hùng nhất khoảnh tên là Điền Cầm, tự Hữu
Hoạch, là kẻ vô cùng giảo hoạt, kinh tế tương đối khá giả, làm viên nha lại
về lễ tiết, thường hay la cà tới chùa. Vì hắn rất thích mùi vị đàn ông nên
Ngộ Thông bèn nhường Viên Tĩnh cho hắn. Chùa được xây dựng quanh co
ngoắt ngoéo, phòng thất thâm u còn hơn cả chốn thần tiên.
Thời tráng niên Ngộ Thông sống với ni cô tên là Thuở am Bồ Đề, tuổi cũng
xấp xỉ nhau. Diệu Trí tay cũng nhúng chàm. Thời ấy có một đồ đệ của Thu
ni cô là Tịnh Phạn, trạc tuổi Diệu Trí, bị Thuni cô ghen nên coi giữ rất chặt,
hai người có tình ý với nhau nhưng không được gặp nhau, may mà Thuni
già ốm nặng rồi chết, Tịnh Phạn được nối gót, thường qua lại với Diệu Trí.
Pháp Minh lại có thêm một đồ đệ là Hồng Như Hải, hai bên cũng đi lại với
nhau từ lâu.