ngay người đàn bà cải trang thành nam giới ấy. Chẳng cần hỏi han, lệnh
đánh ba mươi gậy. Vừa khỏi bệnh, vừa uất ức chẹn ngang cổ, lại bị hình
phạt nặng, vừa khiêng ra khỏi cửa thì "Trại Tây Thi" tắt thở. Hôm ấy có tới
mấy trăm người đến xem xét xử. Quan Hình sảnh lệnh cho lính lệ mua
ngay chiếu, bó lại đem chôn ở ngoại thành. Phủ Thần thấy người đàn bà ấy
chết rất mừng.
Nửa năm sau, ở đạo Hoài Dương gửi một bản án về bọn cướp của giết
người. Trong đó có một đồng đảng là Đường Phủ Thần, hiện đang làm thư
lại tại Hình sảnh, phải lập tức bắt giải lên đạo để xét hỏi. Vốn là có một tên
cướp ở phủ Hoài, trong lúc qua phủ Dương đã tới xem xử án tại Hình sảnh.
Thấy "Trại Tây Thi" bị đánh chết, biết "Trại Tây Thi" hoàn toàn chết oan,
hắn nghiến răng căm giận. Về sau vì phạm tội, hắn bị sử tại đạo Hoài. Hắn
khai Phủ Thần đã oa trữ viên ngọc, tang vật hắn đã lấy cắp. Vì thế Phủ
Thần bị bắt.
Quan Vũ Hình sảnh không thể vì tình riêng mà che chở, ngay hôm ấy đành
giải Phủ Thần lên đạo. Đồng thời viết tờ trình bẩm với quan, kêu oan cho
Phủ Thần. Hai hôm sau, quan đạo hỏi Phủ Thần rằng:
- Có thể bọn trộm đã vu hại, nhưng nội trong ba ngày phải dâng viên ngọc
chạm rồng đó lên quan đạo khám nghiệm, nếu không đúng sẽ tha.
Phủ Thần buộc phải cung khai. Sau đó tạm tha, chờ lấy ngọc về xử tiếp.
Ngay đêm ấy, Phủ Thần về Dương Châu, đưa viên ngọc trình lên quan đạo.
Thấy viên ngọc quan đạo đùng đùng nổi giận quát:
- Đây đúng là tang vật thế mà ngươi còn dám chối quanh!
Quan quát lính đánh ba mươi gậy, giam vào ngục định tội sau. Vừa khiêng
ra khỏi cửa quan, Phủ Thần tắt thở. Quan đạo bảo tay chân bó chiếu, chôn ở
ngoại thành theo đúng như cái chết của "Trại Tây Thi". Quan đạo lại ra
lệnh cho huyện Giang Đô tịch thu toàn bộ gia sản, cộng tất cả là bốn trăm
lạng vàng dùng số vàng đó cứu tế người nghèo.