bạc cưới người đàn bà này, cốt mua được tiếng cười của cô, ông ta đã dùng
quá nửa số tài sản chiếm đoạt được để cung phụng "Trại Tây Thi". Biết
chuyện, người vợ cả ghen tuông ầm ĩ, khiến Viên Công không lúc nào yên,
bèn xin chuyển đến Dương Châu, cách phủ Hoài một ngàn dặm. Khi đến
nhậm chức ở Dương Châu, người vợ cả không cho Viên Công mang thiếp
theo. Ông ta nói với "Trại Tây Thi", khi nào đến nhiệm sở sẽ cử người về
đón, chỉ để lại người hầu già và ông chú già ở lại thôi.
Hôm đón xuân "Trại Tây Thi" nhìn thấy Phủ Thần, như cá gặp nước, như
rồng gặp mây, bởi thế sai người hẹn đến gặp nhau. Sau đó họ giả vờ là chị
em, lén lút đi lại, không sao dứt ra được.
Khoảng hơn hai tháng, người đàn bà ấy bàn với Phủ Thần rằng:
- Thiếp có nhiều tiền của, nếu một lòng một dạ cùng thiếp thì thiếp sẽ dốc
hết tài sản để dâng hiến cho chàng, chàng phải ở đây lập nghiệp. Có thể
mua ruộng vườn, nhà cửa kiếm lời, hoặc cứ thế mà sống, để mãi mãi bên
thiếp.
Phủ Thần nghe ngay, song lại nghĩ: "Người đàn bà này tuy đẹp thật nhưng
rất đa dâm, nếu có người khác hơn mình thì lời hẹn ước sẽ nhạt phai, ấy là
điều lo thứ nhất; người đàn bà này chân quá to, đã hơn ba mươi tuổi, ta
không xứng đôi vừa lứa, đó là nỗi lo thứ hai; chồng người đàn bà này đang
làm quan, nếu trở về, biết được chuyện vụng thầm thì tính mạng khó mà
giữ nổi, đó là nỗi lo thứ ba. Thôi thì ta dùng những lời đường mật lừa người
ấy thật nhiều vàng bạc, rồi tìm cách tới Dương Châu lập nghiệp, cưới cô
gái trẻ khác, há chẳng tốt lắm sao?". Ý đã định, bề ngoài anh ta nói là về
Dương Châu lo liệu việc gia đình, trong vòng non tháng sẽ trở lại phủ Hoài
lập nghiệp. Người đàn bà rất vui mừng, dốc hết túi đưa cho Phủ thần
khoảng hơn bốn trăm lạng vàng. Rồi lại giao cho Phủ Thần đôi rồng bằng
bạch ngọc, vật hiếm có trên đời, do tổ tiên để lại làm vật tin gắn bó họ với
nhau. Rồi khóc sướt mướt dặn rằng:
- Nhìn viên ngọc này, như được nhìn thấy nhau. Chúng ta mãi mãi không