xếp vào cuối cùng. Không ngờ quan chủ khảo xem câu ấy gạch đi, không
cho đỗ. Bỗng thấy có người giằng lấy bút, rồi nói văng vẳng bên tai: "Nhà
người này có truyền thống nhân hậu, hiếu đễ, không thể đánh trượt được!".
Quan chủ khảo kinh ngạc, rồi cho đỗ. Hôm ấy Yến Thuật đến tạ ơn quan sơ
khảo và quan chủ khảo, mới được nghe kể lại chuyện này. Thấy cha mẹ làm
điều thiện mình mới đỗ, Yến Thuật vô cùng cảm động, và càng khâm phục
tài thẩm định văn chương của Thụy Nương. Đúng là:
Mắt xanh thẩm văn phục tài vợ.
Từ tâm tích đức quả nhờ cha.
Yến Thuật đỗ, họ hàng thân thích tấp nập đến chúc mừng. Mừng quá, Tử
Khai uống nhiều rượu nên phát bệnh hen. Yến Thuật sớm chiều bên cha
hầu hạ thuốc thang, song niềm vui khiến bệnh Tử Khai thuyên giảm. Thấy
Yến Thuật lo lắng cho bệnh tình của mình, không muốn đi thi. Tử Khai
đành phải thúc giục, buộc Yến Thuật phải tới kinh thi. Không ngờ, sau khi
đi, bệnh tình Tử Khai ngày một trầm trọng. Thụy Nương vội viết thư cho
Yến Thuật rằng: "Công danh là việc nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ mới là việc
lớn". Rồi sai người gọi Yến Thuật về gấp. Song không ngờ người nhà đuổi
theo gần kịp thì ốm giữa đường, không đi được. Khi khỏi bệnh tới quán trọ
tại kinh đô thì đã là mười lăm tháng hai. Yến Thuật thi xong mới nhận
được thư vợ. Không chờ yết bảng, Yến Thuật đi suốt ngày đêm, về tới nhà
đã thấy dán giấy báo hỉ đỗ tiến sĩ. Tử Khai bỗng nhiên khỏi bệnh. Nếu trời
không làm người nhà ốm giữa đường thì Yến Thuật sẽ không đỗ tiến sĩ.
Quả là:
Từ tâm phải dốc lòng.
Đạo trời chẳng chút sai.
Khi Yến Ngao hỏi con gái nhà họ Vũ cho con, vợ là Phương thị lấy ra sáu
mươi lạng bạc tốt của riêng mình làm lễ vật. Sau khi Quỳnh Cơ chết, Yến
Ngao đòi lại, Phương thị muốn giữ lại làm của riêng, Yến Ngao không cho.