nhìn trước ngó sau, mặt tươi như hoa sen chớm nở, chẳng có chút dáng dấp
một người tu hành.
Thi Công xem xong, lặng lẽ gật đầu. Như thế chẳng trách nào chúng làm
loạn Giang Đô. Vị ngồi chính giữa chính là Cửu Hoàng, còn trong đám ni
cô không biết ai là Thất Chư. Nhìn kỹ người ngồi đầu bàn là một sư nữ
trông rất lẳng lơ và là người xinh đẹp nhất, cô ta cũng đánh chuông gõ
trống. Xem xong, ThiCông nói thầm: "Chẳng trách khiến lòng sư rối
loạn!". Nghe xong ba hồi chuông trống, đã vào lúc canh hai, của bố thí
cũng phát hết, dân chúng tản mát ra về. ThiCông nói với hai nha lệ:
- Duyên do Cửu Hoàng Thất Chư ta đã hiểu hết rồi. Ngày mai các anh
không phải đến nha môn nữa, hãy trở lại chùa Liên Hoa, phải hết sức cẩn
thận, dụ dỗ hai chú tiểu, hỏi cặn kẻ tình hình, và gốc gác họ tên của mười
hai tên đạo tặc, rồi về nha môn báo lại, để ta định ra kế hoạch bắt chúng.
Hai người vâng lệnh, còn Thi Công nhân lúc đêm tối trở về nha môn.
ThiAn đón Thi Công vào phòng, tắm rửa, thay quần áo. Cơm nước xong
ông lên giường ngủ một mạch tới sáng hôm sau. Khi trở dậy rửa mặt, thay
quần áo xong, ông bèn sai người đánh trống mở công đường. Thi Công
ngồi oai vệ ở giữa, nha lệ đứng xếp hàng hai bên. Rồi với tay lấy hai tờ
lệnh, gọi Vương Nhân và Từ Mậu. Hai người dạ ran, tiến đến trước mặt
quỳ xuống. ThiCông nói:
- Ngươi hãy đến am Quan âm tại đường Chữ Thập mời ni cô Thất Chư, và
đến chùa Liên Hoa ở ngoại thành mời Cửu Hoàng tới đây cho ta. Bản
huyện muốn mời họ lập đàn cầu phúc.
Hai người vâng lệnh rời khỏi công đường.
Sau đó Thi Công lại quay xuống dưới bảo: đi mời Chấn Thủphủ, và cử một
số sai nhân chuẩn bị sẵn sàng.
Vương Nhân và Từ Mậu đi mời Cửu Hoàng và Thất Chư. Hai người cùng
đi một đường, nên vừa đi vừa nói chuyện về quan huyện, thoáng một cái đã