cất hàng, ăn tại cửa hàng quan huyện đã cho thông báo. Ai ai cũng khen Vũ
Hoa là người tiết hạnh, hiền thục. Hỏi kĩ sự tình, người ta nói:
- Đây là một cô gái có tài, lấy một người chồng bạc tình, bỏ vợ ở nhà đi
biền biệt tới mười năm mới về, rồi lại làm cho cô chịu biết bao đau khổ, thế
mà cô vẫn tuẫn tiết, trên đời thật hiếm có người như thế.
Mọi người khuyên anh lấy cô, Tái Hưng nói:
- Tốt thì tốt rồi, nhưng là cưới lần thứ hai, tuổi lại nhiều.
- Lấy vợ cốt người hiền thục, - mọi người nói, - kể chi đến tuổi tác, hay tái
giá. Nếu lấy người trẻ mà hư, không chịu làm gì e rằng chỉ mang vạ vào
thân, làm gì bằng một người đàn bà giỏi giang, lại có chí như thế. Hơn nữa
lấy nhau trước mặt quan, thì còn quý hơn là lấy vợ trẻ rất nhiều. Tái Hưng
thấy có lí bèn đệ đơn xin cưới làm vợ.
Sau khi lạy tạ quan, Vũ Hoa bảo chồng về nhà cúng chồng cũ. Thiết lập
đàn tràng ba ngày, cùng với chồng mới cúng xong, Vũ Hoa nói:
- Chồng trước mang về hơn bốn trăm lạng bạc, em sợ chú hãm hại, nên
giấu ở góc nhà.
Họ đào lên, Tái Hưng thấy tám gói, lẻ hai nén, trong đó còn có bản khế
ước, có ghi tên Mễ Như Châu, là cha anh, và người được giữ khế ước là Mễ
Vinh Hưng anh anh. Tái Hưng thấy rất kì lạ nói:
- Phải chăng người gian dâm với chị dâu rồi hãm hại anh tôi lại là chồng
trước của nàng sao? Nếu không thì tại sao bản khế ước này lại rơi vào tay
chồng trước của nàng?
Vũ Hoa nói:
- Anh ấy buôn ở Hồ Quảng, đắm thuyền mất hết cả vốn liếng, lưu lạc tới
Trường Sa, bán sức rồi đến Quế Dương buôn bán. Xem ra không phải anh
ta thì còn ai nữa? Vì anh ấy gây ra việc như thế, nên mới bị quả báo, bị hại
đến nỗi vợ mình phải đi lấy người khác. Đúng là "hại vợ người, thì vợ mình
phảitrả nợ đời".
- Em nói rất đúng. - Tái Hưng nói.
Quả là trời có mắt, thế rồi họ thu xếp chuyển về nhà họ Thường. Bái lạy
ông Thường, rồi thanh toán với ông hết các khoản.