nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 20
Vắt Óc Nghĩ Ra Hình Phạt Ác
Mọc Lên Nhọt Độc Chết Thảm Thê
Vùng Hào Châu, An Huy, có một nơi, dân chúng thường đeo bên mình một
con dao nhỏ, bất kể thân thích hay bè bạn, nói câu gì trái ý là lôi ngay đao
ra. Dân ở đây rất thích đánh nhau. Thường thì khi hai nhà mâu thuẫn nhau,
hoặc là hai thị trấn hiềm khích nhau, hai bên bèn tự động đi tụ tập lôi kéo
mấy trăm người, hẹn nhau vào một ngày nào đó, đến một nơi nào đó đánh
nhau. Đã hẹn rồi thì phải đến. Nếu không đến thì người ta coi người ấy
chẳng ra gì, thậm chí người ấy không phải là giống người. Người bị hẹn tuy
chẳng có liên quan gì đến mình, nhưng đã nhận lời thì phải liều mạng. Tới
ngày hẹn, đợi hai bên đến đủ, thì xông vào đánh nhau. Tuy không có súng
ống, hỏa pháo, nhưng dao kiếm, câu liêm đều có cả. Nếu thôn Đông chết
năm người, thôn Đoài cũng chết năm người, thì coi như huề, tất cả đều vô
sự. Song nếu như thôn Đoài chết nhiều hơn hoặc thôn Đông chết nhiều
hơn, thì thôn chết ít bèn họp lại, cử ra mấy người đền mạng để số người
chết ngang bằng nhau. Người bị cử cũng hiên ngang như mình đồng da sắt
không chau mày không thoái thác. Bởi thế họ đánh nhau rất hung bạo, cứ
động một cái là mấy chục người toi mạng.
Làm quan ở vùng này vô cùng khó. Nếu dùng đạo đức lễ nghĩa để cảm hóa,
thì hoàn toàn thất bại, cho nên dần dần buộc quan địa phương phải dùng
hình phạt hà khắc tàn khốc. Có người xảo quyệt, sau khi nhậm chức, chỉ
cần dùng một chút thủ đoạn độc ác, đã làm họ phải khuất phục, không
những họ không kêu là quan tàn ác, mà ngược lại họ rất bái phục, ca ngợi là
quan tốt. Nếu như ông quan nào nhân hậu một chút, thì họ lại chê là quan
tồi. Nhũng án mạng và án trộm cắp ở địa phương tự nhiên tăng vọt, thậm
chí khu vực sát cổng thành cũng xảy ra án mạng lớn. Bởi thế, mỗi lần quan