nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 5
Bồ Tát Man(1)
(1) Bồ Tát Man: tên một điệu từ khúc.
Xưa nay trước gió đèn phải tắt,
Danh lợi đôi đường chẳng dựa nhau.
Chỉ sợ làm sư mà không được,
Bởi vì sư cũng có hổ mang.
Năm Thiệu Hưng thời Tống Cao Tông, huyện Lạc Thanh, phủ ôn Châu, có
một vị tú tài tên là Trần Nghĩa, tự Khả Thường, trạc hai mươi bốn tuổi.
Dáng người khôi ngô tuấn tú lại thông minh, làu thông kinh sử. Thời Thiệu
Hưng, ba lần đi thi thì cả ba lần đều trượt. Trần Nghĩa tới cửa hàng xem
tướng ở Chúng An Kiều, phủ Lâm An xem số mệnh của mình. Thầy tướng
nói:
- Cung mệnh có sao Hoa Cái, mà không có sao Quan, số phải xuất gia.
Thời còn nhỏ Trần Nghĩa từng nghe mẹ kể, khi bà sinh ra mình, bà nằm mơ
thấy một vị La Hán đầu thai. Nay đường công danh trắc trở, lại nghe thấy
thầy tướng nói thế, phẫn chí, trở về nhà trọ nghỉ một đêm, sáng dậy trả tiền,
thuê người gánh hành lí tới chùa Linh ân xin với Ân Thiết Ngưu xuất gia tu
hành. Vị sư già này làu thông kinh kệ, có mười đồ đệ hiệu là Ất, Giáp,
Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, tất cả đều rất thông minh.
Trần Khả Thường được Thượng Tọa xếp thứ hai.
Năm Thiệu Hưng thứ mười, cậu của hoàng đế là Ngô Thất Quận vương,
vào ngày mồng bốn tháng năm, trong phủ gói bánh chưng, Quận vương