CHƯƠNG THỨ NHẤT
Trần Lập Thành
T
háng chín năm Bính Thìn (1916), một buổi chiều chợ Trại Cờ đã vắng
người. Trên con đường từ huyện Đức Thắng (Bắc Giang) đến Đồn Ấp
(thuộc tỉnh Thái Nguyên) lác đác còn dăm ba gánh gạo đang rảo bước đi.
Nắng thu đã nhạt. Heo may sào sạc trên ngọn cây để nhẹ rơi vài chiếc lá
vàng. Hoàng hôn đổ xuống: cảnh vật chìm dần vào trong màu tím xẫm.
Ở Chợ Trại Cờ các nhà đã lục tục đóng cửa. Những cánh liếp buông
xuống che hết cả ánh đèn, làm cho người đường tối om.
Vài tiếng chó sủa vang lên một hồi rồi lại im bặt. Một con chim vụt bay
từ bụi cây lên không trung, lượn mấy vòng rồi buông vào cảnh tịch liêu của
đồng ruộng vài tiếng kêu buồn rầu, ảo não.
Mọi người đang sửa soạn sắp đi ngủ, bỗng phía cuối phố vang lên mấy
câu chửi rủa tục tằn, tiếp theo là những tiếng đập phá ầm ầm.
Người ta vội mở cửa, đổ xô cả ra người đường, túm năm tụm ba, xì xào
bàn tán. Một chàng thanh niên ngơ ngác nhìn về phía có tiếng kêu, rồi gật
gù nói:
- Không khéo lại vợ chồng bác ba Lập.
Có tiếng đáp lại:
- Phải đấy! Vợ chồng nó hay cãi nhau lắm cơ!
Tiếng đập phá ngớt, nhưng lại nghe thấy tiếng khóc của đàn bà.
- Đích thị rồi. Lại chuyện tiền đấy mà.
Có lẽ mọi người cũng nhận là đúng, nên không bàn tán nữa, lảng vảng ra
về. Tiếng cửa quay rít, tiếng cánh liếp đổ xập xuống một vài câu nói khàn