cả, không một hành vi nào có thể giúp chúng ta vượt qua được những khó
khăn này.
Chúng ta có thể đặt sang một bên ý tưởng về việc được trợ giúp, theo
chân một ai đó, đặt niềm tin vào một đối tượng nào đó, được không? Tất cả
những thứ này sẽ trở thành vô nghĩa khi bạn phải đối mặt với một cái gì đó
rất thật. Thực tại về chúng ta là: vô số những khó khăn rắc rối, những giọt
nước mắt, những tiếng cười, những thống khổ, những khắc khoải, những
ganh đua, những oán thán, những vết đau trong tâm hồn.
Chúng ta không thể sống tách rời nhau. Ngay cả những thầy tăng tại các
Tu viện của họ ở phương Tây cũng phụ thuộc lẫn nhau. Ở châu Á, đặc biệt
tại Ấn Độ, các thầy tăng rong ruổi khắp nơi, khắp Ấn Độ. Họ cũng có
những khó khăn rắc rối của mình. Tôi không biết bạn đã bao giờ theo chân
một nhóm thầy tăng nào đó chứa. Một lần tôi đã theo chân một nhóm thầy
tăng tại Ấn Độ, khu vực dãy Himalaya. Họ đọc kinh, đọc sách, họ không
cảm nhận được tiếng róc rách trong trẻo của dòng suối, họ không ngắm
nhìn những bông hoa, họ không cảm nhận được vẻ đẹp của thế gian này.
Họ chỉ quan tâm đến chính họ và Thượng đế của họ.
Xin hãy trả lời câu hỏi này cho chính mình: Liệu tâm hồn bạn có thể
hoàn toàn tự do để thấu hiểu và giải quyết được mọi khó khăn rắc rối hay
không? Chúng ta có ý thức rõ tâm hồn mình đang sống cùng với tất cả
những khó khăn rắc rối này? Giả sử tôi không ý thức được điều này, tôi
chưa bao giờ nghĩ về việc này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến việc này.
Nhưng giờ đây bạn đã đặt ra câu hỏi này, tôi có thể ý thức được việc này
không? Tâm hồn tôi có thể tự quan sát được hoạt động của chính nó
không? Tâm hồn tôi có ý thức được những giới hạn và gò ép của chính nó
không? Giống như khi bạn quan sát chính mình trong chiếc gương, bạn có
thể quan sát tâm hồn mình theo cùng một cách như thế được không? Không
phải là người khác quan sát hộ bạn mà là bản thân bạn tự quan sát mình.