ngưỡng có nghĩa - tôi đã tìm được ý nghĩa của nó trong từ điển - “cột trói
lại với nhau”. Từ ngữ yoga - có lẽ hầu hết chúng ta đều biết đến từ ngữ này
- cũng có nghĩa là “kết hợp lại cùng nhau”, giống như hai con trâu được
gắn vào chung một cái ách. Xét về ý nghĩa được nêu trong từ điển, hai từ
ngữ này ngụ cùng một ý nghĩa như nhau, có nghĩa là: mang lại gần nhau,
kết hợp lại với nhau, cột lại với nhau.
Trước tiên, nó ngụ ý đến sự phân chia. Khi bạn nói đến việc mang lại
gần nhau, kết hợp lại với nhau thì điều này ngụ ý muốn nói đến sự phân
chia trong sự tồn tại.
Tại sao chúng ta lại phân chia đời sống thành đời sống tín ngưỡng và đời
sống phi tín ngưỡng, thành đời sống tinh thần và đời sống vật chất, thành
đời sống cấp cao và đời sống cấp thấp? Chúng ta phân chia thành tâm hồn,
con tim và thể xác. Sự phân chia này đã tồn tại trong nhiều thời đại. Chúng
ta không xem sự tồn tại của chúng ta là một cái gì đó trọn vẹn. Chúng ta
xem nó là một cái gì đó được chia cắt và cần phải được nối kết lại cùng
nhau. Chúng ta muốn nối kết những phân mảnh này lại với nhau qua những
hoạt động tín ngưỡng, qua yoga, qua thiền định, qua các hình thức kỷ luật,
kiểm soát, kiềm chế, vân vân.
Vậy có tồn tại sự phân chia hay suy nghĩ đã tạo ra một đời sống bị chia
cắt như thế? Suy nghĩ đã tạo ra sự phân chia giữa thể xác và linh hồn (các
tín đồ Hồi giáo gọi nó là atman). Suy nghĩ phải chịu trách nhiệm cho sự
chia cắt này. Vì không thể nối kết những phân mảnh này lại với nhau,
không thể tái tạo được sự cân đối hài hòa nên suy nghĩ đã phát minh ra một
đối tượng siêu linh có khả năng nối kết những phân mảnh này lại với nhau.
Đối tượng đó được gọi là Thượng đế.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng chúng ta cần có sự cân đối toàn diện: cân
đối trong tâm hồn, khả năng suy luận hợp lý và sáng suốt; sự hài hòa trong
con tim, lòng từ bi, lòng yêu thương, lòng tốt và sự quan tâm đến người
khác; sự cân đối về thể xác cùng với tất cả những phức tạp của nó. Chúng