quyền doanh nghiệp có thể được bào chữa
cho một số ngành có tính độc quyền tự nhiên
trong một khu vực địa lý nhất định (tỉnh,
thành phố) như các công ty cung cấp dịch vụ
công cộng cơ bản như điện, nước, môi
trường… Điều cần chú ý là: (i) phạm vi độc
quyền không bao phủ cả quốc gia; (ii) chính
quyền địa phương phải cùng người dân giám
sát chặt chẽ việc định giá và chất lượng dịch
vụ của số ít công ty này. Việc giám sát nhiều
ngành độc quyền như ngành điện, hàng
không, đóng tàu,… thậm chí cả các ngành
như giấy, muối, mía đường… hoạt động trên
phạm vi cả nước như ở Việt Nam hầu như là
không thể. Hiện các công ty thép ở Việt Nam
chỉ có thể và đang tập trung sản xuất thép xây
dựng (chủ yếu là thép cuộn chứ không phải là
các cấu kiện phức tạp cho các công trình lớn)
là sản phẩm được bảo hộ cao trong thời gian
dài. Lên tới trên 40%, tỷ lệ khiến Việt Nam
trở thành một trong những nước có đầu tư
công cao nhất thế giới. Chuyển giá được hiểu
đơn giản là mua nguyên liệu, máy móc từ
công ty mẹ ở nước ngoài giá cao, bán thành
phẩm giá thấp nên “thua lỗ” để không đóng
thuế. Hoặc chuyển giá là nâng khống giá trị
đầu tư và tăng quảng cáo làm chi phí sản xuất
cao hơn doanh thu để làm báo cáo tình trạng
thua lỗ giả tạo. Số liệu từ năm 2004 bao gồm
cả mũ, ô dù. Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc
(44,2%), nhưng cao hơn nhiều so với Hàn