Đó là một lỗi phổ biến, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, là cho
rằng chỉ vì điều gì đó rõ ràng là đúng hoặc sai với bạn, những người
khác cũng sẽ có chung – thậm chí là tôn trọng – quan điểm với bạn.
Không có lời bào chữa nào cho hành vi xấu; đó là thực tế. Ví dụ như
những kẻ cướp trong chương trình The Sopranos trên TV nghĩ rằng
việc giết ai đó phản bội chúng là đạo đức. Hành vi đạo đức của chúng
có giống của bạn không? Không (chúng tôi hy vọng thế), nhưng nó
đúng với bọn chúng. Mọi người có định nghĩa riêng về hành vi “đạo
đức”. Hãy chuẩn bị đương đầu với những người có định hướng đạo
đức được thiết lập khác với tiêu chuẩn của bạn.
Từ điển định nghĩa đạo đức là “việc thiết lập những quy tắc xác định liệu
những hành động của một cá nhân hoặc nhóm cá nhân là đúng hay sai.” Vì
vậy nếu bạn muốn biết ai đó có khả năng làm gì trong một tình huống nào
đó, hãy xem xét đạo đức của họ. Điều đó giống như đọc một bộ quy tắc đối
với cuộc đời họ. Nhưng đừng kỳ vọng nó sẽ là một nghiên cứu dễ dàng –
hệ thống niềm tin của con người có thể thực sự phức tạp. Ví dụ như một
người có thể cảm thấy bình thường khi: ăn cắp cửa người lạ chứ không phải
bạn bè, nói dối với ông chủ chứ không nói dối vợ, gian dối trong bài thi chứ
không phải trong thể thao. Giải mã những trái ngược này có thể thật thách
thức, nhưng hãy nhớ:
Đừng để những giá trị của riêng bạn xen vào cách xem xét giá trị của người
khác một cách quá rõ rệt. Nghịch lý là những giá trị của chúng ta có vẻ
đúng đắn với ta trong khi thực chất là chúng mang tính vô cùng cá nhân.
Mỗi người có một bộ quy tắc đạo đức dẫn dắt, và chừng nào có một logic
nội tại, họ chắc hẳn còn không quan tâm đến việc liệu những quy tắc của họ
có ý nghĩa gì với bạn không (hay với bất cứ ai khác).