trong trường hợp này là khi bạn cứ áp dụng luôn. (Thực lòng, chúng
tôi thỉnh thoảng đều làm thế.)
Trong cuốn sách The Verbally Abusive Relationship (Mối quan hệ lạm dụng
qua lời nói), Patricia Evans đã liệt kê một số cách mà những kẻ bắt nạt
bằng lời nói tìm cách ảnh hưởng tới cách chúng ta nghĩ về bản thân. Đây là
năm ví dụ để quan sát:
Đối đầu. Không quan trọng bạn nói gì, thậm chí bạn chỉ bày tỏ một sở
thích cá nhân, họ cũng sẽ phản công bằng quan điểm trái ngược. Đó không
chỉ là tranh luận – đó là tấn công thô bạo.
Ngăn chặn và làm chệch hướng. Bạn có một quan điểm để đưa ra ư? Họ
sẽ thay đổi cuộc đối thoại để khiến bạn từ bỏ nó… hoặc đơn giản là lờ tịt
bạn đi.
Tầm thường hóa. Đây là một sự tấn công tránh đối đầu trực tiếp vào lòng
tự trọng của bạn. Evans nói: “[Điều này] tầm thường hóa công việc của
bạn, nỗ lực của bạn, những mối quan tâm hay lo lắng của bạn. Nó được tiến
hành âm thầm lén lút, thường với sự ngây thơ giả tạo.” Ví dụ, họ có thể làm
xẹp lòng tự hào về việc hoàn thành một công việc của bạn “một cách ngây
thơ” bằng cách nói điều gì đó như, “Nhưng bạn đâu có phải bỏ nhiều thời
gian cho việc này mà, phải không?”
Coi nhẹ. Điều này khiến bạn đặt câu hỏi về giá trị những suy nghĩ, cảm xúc
hoặc trải nghiệm của chính mình. Ví dụ, bạn nói với ai đó rằng họ làm tổn
thương cảm xúc của bạn, và họ coi nhẹ điều đó bằng cách nói “Bạn chỉ quá
nhạy cảm mà thôi.”
Phán xét và chỉ trích. Không có gì tinh vi huyền ảo ở cách này – nó là một
sự tấn công trực diện, thường bắt đầu bằng từ “Bạn”. Evans nói rằng, “Hầu
hết những tuyên bố ‘bạn’ đều có khuynh hướng phán xét, chỉ trích và hạ